Tiêu thụ điện

Một phần của tài liệu Giáo trình điện: Thiết bị điện gia đình ppt (Trang 81 - 83)

C, -120C và 180 C Đây là nhiệt độ được quy định trong điều kiện tiêu chuẩn Nhiệt độ trong

8.Tiêu thụ điện

Tủ lạnh là đồ dùng tiêu tốn tương đối nhiều điện trong gia đình, do đó vấn đề tiêu thụ điện của nó cần được quan tâm khi mua. Khi dùng tủ lạnh cần chú ý mấy điểm

sau:

- Làm lạnh trực tiếp (có đọng tuyết) tốt ít điện hơn nhiều so với làm lạnh gián tiếp (không đọng tuyết).

- Cùng một kiểu, cùng quy cách thì loại tủ lạnh có bộ nén cơng suất nhỏ sẽ tốn ít

điện hơn.

- Cửa tủ càng kín càng ít tốn điện.

4.2.2. Cách thử khi mua tủ lạnh

- Khi mới đóng điện, tủ khởi động êm, động cơ quay có tiếng rù rù nhẹ, không

rung. Khi tủ lạnh làm việc khoảng 2 giờ, động cơ điện và máy nén đạt đến nhiệt độ ổn

định, sờ tay vào vỏ lốc máy thấy nóng vừa, động cơ làm việc bình thường.

- Thử bút thử điện vào vỏ tủ lạnh, đèn khơng sáng, sau đó đổi phích cắm điện và thử lại bút thử điện, đèn khơng sáng, chứng tỏ tủ khơng rị điện.

- Mở cửa tủ thấy đèn sáng. Lấy tay ấn nhẹ vào công tắc cửa, đèn phải tắt. - Khi cắt điện cấp cho tủ lạnh, động cơ có thể bị rung nhẹ, sau đó dừng hẳn.

- Thử hệ thống lạnh: Sau khi cấp điện cho tủ lạnh 2 ÷ 3 phút, sờ vào dàn ngưng

(dàn nóng) thấy nóng đều là tốt. Đặt một cốc nhơm nhỏ chứa một ít nước vào dàn lạnh (dàn bay hơi), sau 30 phút có tuyết bám đều và liên tục khắp mặt dàn lạnh, nước trong cốc nhôm đông thành đá, như vậy hệ thống làm lạnh tốt.

- Thử hộp số: Đưa hộp số về số 1 hoặc số MIN (số nhỏ nhất), nếu cốc nhơm đã

đơng thành đá thì hộp số phải mở công tắc ngắt điện vào động cơ máy nén. Theo dõi đóng cắt một hai chu kì, sau đó đưa hộp số về số 2, chu kì đóng cắt ở số 2 phải lâu hơn ở số 1 và nếu theo dõi độ lạnh ở ngăn lạnh thấy lạnh hơn thì hộp số làm việc tốt.

- Kiểm tra các phần khác: cửa tủ lạnh phải kín, riềm cửa tủ phải đủ mềm, dàn nóng và dàn lạnh không bị sần sùi, han gỉ.

4.2.3. Sử dụng và bảo quản tủ lạnh

1. Chọn vị trí đặt tủ

Chính vì tủ lạnh cần tỏa nhiệt nên phải chọn vị trí thống mát để đặt tủ, nhằm làm mát tốt giàn ngưng tụ. Không nên đặt tủ vào góc nhà, nếu phải đặt vào góc nhà thì mỗi bề phải cách tường ít nhất 10 cm và phải có khoảng khơng gian thơng thống phía trên tủ để đảm bảo khơng khí đối lưu tự nhiên tốt.

Quanh tủ không nên đặt các chướng ngại vật cản trở khơng khí đối lưu. Tủ cần kê

đứng thẳng. Vị trí đặt tủ cũng cần khơng gian rộng để mở cửa tủ dễ dàng, thoải mái.

Không nên đặt tủ trên sàn bếp ẩm ướt tránh tủ bị han rỉ, chập điện hoặc chuột bọ

làm tổ phá hại, cắn nát dây điện và thiết bị tự động. Nên đặt tủ ở nơi cao ráo, trên chân giá bằng inox có bán trên thị trường. Đáy tủ cách sàn nhà từ 0,2 ÷ 0,3 m để tạo điều kiện thơng gió tốt.

Khơng đặt tủ gần bất kỳ nguồn nhiệt nào, các vật dụng toả ra hơi nóng hoặc nơi ánh sáng rọi vào trực tiếp để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất của tủ.

Đặt tủ trên nền cứng và bằng phẳng để tránh rung động và gây ra tiếng ồn. Cố định

tủ dễ dàng bằng cách điều chỉnh chân trước của tủ (tất cả các loại tủ đều có một chân trước điều chỉnh được). Khi đặt tủ lên nền mềm như thảm hay sàn gỗ, nên chỉnh lại để cho tủ đạt cân bằng.

Nên xem xét vị trí lắp đặt để thuận tiện đi lại lấy thực phẩm đông lạnh (như thịt,

Không nên sử dụng chung một ổ điện cho nhiều thiết bị, có thể gây quá tải và hỏa hoạn. Ổ cắm nên đặt cao tối thiểu 2m so với nền. Ổ cắm phải là loại an tồn, có cầu

chì bảo vệ. Nên đặt cầu dao, áptơmát, cơng tắc để đóng cắt mạch điện cho tủ lạnh thay cho việc thao tác cắm và rút phích cắm. Điều này tránh đóng điện lập bập gây nguy hiểm cho tủ lạnh.

2. Sử dụng và bảo quản tủ lạnh

Một phần của tài liệu Giáo trình điện: Thiết bị điện gia đình ppt (Trang 81 - 83)