Nguyên nhân khách quan:
- Những năm qua tình hình kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp ảnh hưởng nhiều đến giá cả xăng dầu trên thế giới, nhất là khu vực Trung Đông luôn có những bất ổn dẫn đến biến động giá xăng dầu trong nước nói chung và của công ty nói chung.
- Thị trường xăng dầu ở Việt Nam được điều tiết bởi cơ chế quản lý của Nhà nước, Nhà nước can thiệp rất sâu vào thị trường bằng chính sách thuế, giá... Mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để từng bước mở rộng quyền chủ động điều chỉnh
giá cho các doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp không thực sự được quyết định giá bán xăng dầu.
- Trong bối cảnh Việt Nam các công ty kinh doanh xăng dầu vẫn phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu nước ngoài.
- Công ty phải đối phó với quá nhiều đối thủ cạnh tranh với mực độ ngày càng gay gắt và quyết liệt. Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì sản phẩm của doanh nghiệp phải cạnh tranh thêm với các hàng nhập ngoại khác.
Nguyên nhân chủ quan:
- Chính sách tiếp thị và hệ thống bán hàng còn yếu. Đội ngũ marketing trong công ty còn mỏng và chưa thích ứng được với cơ chế thị trường. Việc thu thập thông tin về nhu cầu thị trường, việc quảng cáo, tìm kiếm khách hàng còn non kém.
- Do một số chi phí của công ty vẫn còn khá lớn đặc biệt là chi phí quản lý làm cho công ty gặp khó khăn trong việc giảm giá.
- Vốn lưu động của công ty còn khá nhỏ trong tổng nguồn vốn nên đã hạn chế đến tốc độ quay vòng vốn và hiệu quả sử dụng vốn.