Hình 2.2. Cơ hội và tháchthức của môi trường vĩ mô
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra _ tác giả)
Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho thấy rằng hơn 70% nhân viên đều chỉ ra những cơ hội của môi trường vĩ mô là: sự ổn định chính trị, sự phát triển của khoa học công nghệ, tốc độ đô thị hóa nhanh và sự ra đời của các nhà máy lọc dầu trong nước. Tổng công ty xăng dầu Quân đội trực thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng vì thế mà tình hình chính trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, sự ổn định chính trị trong nước và trên thế giới góp phần làm ổn định giá cả xăng dầu. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã xuất hiện hệ thống phao quây phòng chống dầu tràn, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo chất lượng hàng hóa. Nó cũng là cơ hội giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh như giảm lượng hao hụt xăng dầu, giảm chi phí vận chuyển và đẩy nhanh tốc độ phục vụ khách hàng. Cùng tốc độ đô thị hóa nhanh thì nhu cầu về mặt hàng xăng dầu của nước ta rất cao, nguyên nhân do các phương tiện tham gia giao thông sử dụng nhiên liệu như ô tô, xe máy.. tăng là một cơ hội tốt cho thị trường xăng dầu.
Theo ông Đào Bá Thạch, tổng giám đốc cho rằng: Trong bối cảnh Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu thì sự ra đời của các nhà máy lọc dầu là thông tin vui đối với ngành xăng dầu vì sẽ tạo nguồn cung ổn định và giảm áp lực phụ thuộc vào nguồn xăng dầu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Bên cạnh những cơ hội kinh doanh mà công ty có được thì theo nhân viên của công ty đánh giá thì công ty đang gặp thách thức lớn nhất là sự suy giảm của kinh tế thế giới với tỉ lệ 100%, với 90% số ý kiến cho rằng sự ảnh hưởng của lạm phát sau đó là tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới và sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước cùng với 80% số ý kiến.
Theo ông Đào Thạch, tổng giám đốc công ty cho biết một trong những khó khăn mà công ty là: xăng dầu là một mặt hàng chiến lược do đó từ lâu chính phủ vẫn duy trì sự
điều tiết chặt chẽ thông qua thuế, giá... ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Với sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới tới Việt Nam tác động rõ nét đến sự ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu cơ tích trữ, nạn buôn lậu xăng dầu điển hình trong đó đối tượng tập trung đầu cơ cao là mặt hàng xăng dầu. Hơn nữa, sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp và làm cho doanh nghiệp luôn rơi vào trạng thái bị động vì doanh nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng nhập khẩu.
Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng GDP trong ba năm 2011 – 2013 là 5,6%, tăng trưởng GDP năm 2013 là 5,4%, được đánh giá là tăng trưởng dưới mức tiềm năng thực sự khiến giới kinh doanh và nhiều doanh nghiệp lo âu. Với mức tăng chỉ số tiêu dùng 6,04% so với cuối năm 2012, lạm pháttrong năm 2013 được ghi nhận là mức tăng thấp nhất trong suốt 10 năm quanhưng kinh tế Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng trì trệ, khó khăn. Đây là một thách thức, ảnh hưởng không nhỏ của nền kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty.