Phương pháp rèn luyện theo mẫu

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 43 - 44)

- Phân tích, đánh giá các nguyên tắc, các phương pháp được vận dụng trong thực tiễn

2.2.2.Phương pháp rèn luyện theo mẫu

2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt

2.2.2.Phương pháp rèn luyện theo mẫu

Rèn luyện theo mẫu trong dạy học Tiếng Việt là phương pháp giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa theo mẫu lời nói đã được sách giáo khoa xây dựng hoặc mẫu của giáo viên để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng hoặc tạo ra mẫu lời nói của chính mình.

Phương pháp rèn luyện theo mẫu được ứng dụng trong tất cả các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Học sinh có thể dựa theo các mẫu của sách giáo khoa, của giáo viên để rèn luyện về chữ viết, luyện về phát âm, luyện đọc, giải nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn...

Để thực hiện phương pháp, giáo viên cần tuân thủ quy trình sau:

-Giáo viên cung cấp mẫu lời nói hoặc cho học sinh đọc mẫu trong sách giáo khoa (nếu có).

-Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để nắm được bản chất, cách tạo mỗi loại mẫu.

-Học sinh mô phỏng tạo ra lời nói của mình.

-Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và tự đánh giá kết quả thực hiện lời nói của mình và của bạn.

Ví dụ: Dạy bài tập số 1, tiết Tập làm văn (Tiếng Việt 2, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 54) với yêu cầu: “Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu: a) Em có đi xem phim

không ?; b) Mẹ có mua báo không ? ; c) Em có ăn cơm bây giờ không ?”. Sách giáo khoa đã có sẵn mẫu sau:

“M: -Em có thích đọc thơ không ? -Có, em rất thích đọc thơ.

-Không, em không thích đọc thơ”.

Giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh dựa vào mẫu để trả lời các yêu cầu của câu hỏi a, b, c theo hai cách như trên...

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 43 - 44)