Phương pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 45 - 46)

- Phân tích, đánh giá các nguyên tắc, các phương pháp được vận dụng trong thực tiễn

2.2.5.Phương pháp thảo luận nhóm

2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt

2.2.5.Phương pháp thảo luận nhóm

-Phương pháp thảo luận nhóm có tác dụng hình thành ở học sinh khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ.

Ví dụ, có thể dùng trong khi dạy tập đọc (phần tìm hiểu nội dung bài), đặc biệt là ở những yêu cầu về suy luận, phán đoán ý từ một bài đọc cụ thể, hoặc nhận xét về một chi tiết, ý tưởng nào đó trong bài đọc. Có thể dùng thảo luận để xây dựng dàn ý cho một bài viết; thảo luận để đưa ra lời nói (miệng hoặc viết) đáp ứng với một tình huống giao tiếp cụ thể được đặt ra cho mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm học sinh.

-Quy mô thảo luận: có thể là nhóm nhỏ (2 – 4 học sinh), nhóm lớn (khoảng 10 học sinh), cả lớp.

-Để thảo luận nhóm thành công, giáo viên phải có một hệ thống câu hỏi gợi ý. Đây là các điểm tựa để học sinh dựa vào đó mà thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài học. Nội dung các câu hỏi cần hướng vào sự khai thác kinh nghiệm, cách nghĩ của học sinh, khuyến khích từng học sinh tham gia một cách tự tin vào hoạt động thảo luận.

Giáo viên cần phân biệt điều hành thảo luận theo hệ thống câu hỏi khác với việc yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong phương pháp vấn đáp. Những câu hỏi gợi ý trong các cuộc thảo luận không phải lúc nào cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng. Những câu trả lời hướng về yêu cầu của bài học, đáp ứng được từng phần yêu cầu của bài học đều được chấp nhận.

Cuối mỗi cuộc thảo luận, giáo viên phải tổng kết các ý kiến của học sinh đã đóng góp thành một ý kiến đúng, đầy đủ, có tính thuyết phục.

Ví dụ: Khi thực hiện bài tập số 3 (Bài chính tả ở tuần 25, Tiếng Việt 2, tập 2), giáo viên có thể chia nhóm nhỏ cho học sinh thảo luận theo 2 câu hỏi gợi ý:

1) Những từ nào trái nghĩa với từ “khó” ? (dễ, giàu, đơn giản…). Những từ nào chỉ vật dùng để viết chữ ? (bảng, vở, giấy, đất, sân…)…

2) Chọn trong số các từ đó một hoặc một vài từ bắt đầu bằng: gi, d, r…

Sau khi học sinh đưa ra các câu trả lời, giáo viên cần chốt lại bằng câu trả lời chung: Những từ các em nêu ra đều đúng với yêu cầu về nghĩa, song để đáp ứng yêu cầu về chữ viết của các từ đó nêu trong bài tập, chúng ta chỉ chọn trong số các từ tìm được những từ bắt đầu bằng các chữ d, gi, r (dễ, giàu, giấy…).

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 45 - 46)