Hướng dẫn HS làm bài tập

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 127 - 129)

III. Hoạt động dạy học A.Mở đầu:

2.Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1

- HS đọc yêu cầu của BT1, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, HS trao đổi theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu. - Các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp trao đổi. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

Con đom đóm được gọi bằng

Tính nết

của con đom đóm

Hoạt động

Của con đom đóm

Anh chuyên cần lên đèn, đi gác, đi rất êm,

đi suốt đêm, lo cho người ngủ

- HS ghi lời giải đúng vào vở. Bài tập 2

- HS đọc yêu cầu của bài tập: Trong bài thơ Anh Đom Đóm, cò những con vật nào nữa

được gọi và được tả như người (nhân hoá)?

- Một HS đọc thành tiếng bài Anh Đom Đóm (SGK TV3, T1, tr. 143-14)

- HS làm bài cá nhân vào vở hoặc vở bài tập, 4 HS làm bài trên tờ phiếu GV đã chuẩn bị sẵn.

- HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả, lớp trao đổi, nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng, HS đối chiếu với bài của mình để tự sửa chữa.

L i gi i:ờ ả

Tên các con vật Các con vật được gọi bằng

Các con vật được tả như tả người

Cò Bợ

chị ru con: Ru hỡi! Ru hời! /

Hỡi bé tôi ơi! Ngủ cho ngon giấc.

Vạc Thím lặng lẽ mò tôm

Bài tập 3

- GV treo bảng phụ viết sẵn BT 3. - HS đọc yêu cầu của BT.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT: nhắc các em đọc kĩ từng câu văn, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?

- HS làm bài độc lập nhanh ra giấy nháp(viết bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào trong các câu a, b, c).

- Gọi 3 HS lên gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? - Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng::

Câu a: Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối. Câu b: Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.

Câu c: Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì I. - HS viết vào vờ lời giải đúng.

Bài tập 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS đọc yêu cầu của BT.

GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT: Đây là BT ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Các em chỉ cần trả lời đúng vào điều được hỏi. Nếu không nhớ chính xác thời gian bắt đầu, kết thúc học kì II, tháng được nghỉ hè, thì nói khoảng thời gian cũng được.

- HS suy nghĩ trả lời cá nhân (nhiều HS). - Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Ví dụ:

Câu a: Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 19 tháng 1. / từ giữa tháng 1. / từ đầu tuần trước…

Câu c: Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè…

3. Củng cố, dặn dò

- Cho vài HS nhắc lại những điều mới học về nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối…bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả người là nhân hóa.

- GV nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại các bài tập. Tìm trong sách Tiếng Việt các từ ngữ nhân hoá ở các bài tập đọc tả con vật, đồ vật.

---***---

3.Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu lớp 4:

Bài: Mở rộng vốn từ: cái đẹp (Tuần 23- TV4 – T2 – tr. 52)

I. Mục đích yêu cầu

- Làm quen với những câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp, biết nêu hoàn cảnh sử dụng của các câu tục ngữ đó.

- Tiếp tục mở rộng hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao hơn của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.

II. Chuẩn bị

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.

- Một số tờ giấy khổ to để các nhóm làm bài tập 3.

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 127 - 129)