Phương pháp luyện tập thực hành

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 115 - 116)

IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1 Các phương pháp dạy học Luyện từ và câu

1.3Phương pháp luyện tập thực hành

Mục đích cuối cùng của việc dạy từ và câu là rèn luyện cho HS sử dụng vốn từ để tạo thành lời nói trong các tình huống giao tiếp.Vì vậy phải tăng cường luyện cho HS sử dụng từ và câu thông qua hệ thống bài tập.

Hệ thống bài tập về từ và câu trong SGK Tiếng Việt các lớp 2,3,4,5 rất đa dạng.

1.3.1 Luyện tập về mở rộng vốn từ theo chủ điểm có các dạng cơ bản như:

+ Bài tập điền từ + Bài tập thay thế từ +Bài tập tạo ngữ và câu + Bài tập viết đoạn văn + Bài tập chữa lỗi dùng từ

+ Bài tập phân loại hệ thống hoá vốn từ.

1.3.2 Luyện tập về các nội dung kiến thức về từ và câu có các dạng bài tập:

a. Luyện tập nhân diện, phân tích

+ Phân tích, nhận diện từ và từ loại bao gồm: nhận diện từ; các lớp từ theo cấu tạo; từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy); từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ; các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá; các lớp từ có quan hệ về nghĩa: từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.

+ Phân tích, nhận diện câu, bao gồm: nhận diện các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? ai thế

nào?; câu hỏi; câu kể; câu khiến; câu cảm; câu đơn; câu ghép; câu trong đoạn; các thành

phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, các phép liên kết câu. + Phân tích nhận diện ngữ âm: cấu tạo âm tiết và các tiếng. b. Luyện tập sử dụng từ và câu

Mục đích cuối cùng của Luyện từ và câu ở tiểu học không phải là nhận diện, phân tích các đơn vị ngôn ngữ mà là rèn luyện cho HS các kĩ năng sử dụng từ và câu. Đích cần đạt là bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Vì vậy luyện tập sử dụng từ và câu rất quan trọng trong

chương trình Luyện từ và câu ở tiểu học. Nội dung luyện tập này có các dạng bài tập cơ bản như sau:

 Đặt câu theo mẫu. (lớp2-3)

 Luyện tập theo cấu trúc bao gồm:

+ Trả lời câu hỏi để làm quen với thành phần trạng ngữ. (lớp 2-3) + Tìm bộ phận trả lời câu hỏi (lớp 2-3)

+ Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu (lớp 2-3) + Đặt câu gắn với tình huống giao tiếp. (lớp 4-5)

+ Xác định các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. (lớp 4-5) + Viết đoạn văn ngắn gắn với tình huống giao tiếp.(lớp 4-5)

2. Các biện pháp và hình thức dạy học

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 115 - 116)