Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài:

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 120 - 123)

III. Hoạt động dạy học A.Mở đầu:

B.Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài:

1.Giới thiệu bài:

GV: Ở lớp 1, các em đã biết thế nào là tiếng. Hôm nay, các em sẽ biết thêm thế nào là từ và câu.

HS: mở SGK, chuẩn bị luyện tập.

2.Hướng dẫn làm bài tập: a. Bài tập 1:

- Hướng dẫn HS nắm vững các yêu cầu của bài tập:

+ Tám bức tranh trong SGK vẽ tám vật hoặc việc. Mỗi tranh có một số thứ tự. Em hãy chỉ tay vào các số thứ tự ấy và đọc lên.

+ Dưới tám bức tranh, có tám tên gọi, mỗi tên gắn với một vật hoặc một việc vẽ trong tranh. Em hãy đọc các tên gọi ấy lên.

+ Em cần xem tên gọi nào là của vật hoặc việc nào và ghi vào vở. Cho HS làm bài tập miệng:

+ GV: Bây giờ thầy (cô) đọc tên gọi của từng vật hoặc việc. Các em chỉ tay vào tranh vẽ vật, việc ấy và đọc số thứ tự của tranh ấy lên.

+ GV lần lượt yêu cầu từng nhóm HS (bàn, tổ) tham gia bài tập miệng (giống như một trò chơi).

+ GV yêu cầu một số HS làm lại bài tập miệng. Hướng dẫn HS chép bài làm vào vở:

+ GV yêu cầu một HS làm mẫu trên bảng. + GV cho cả lớp làm bài vào vở theo mẫu.

(Lời giải: 1. Trường; 2. học sinh; 3. Chạy; 4. hoa cúc; 5. Nhà; 6. cô giáo; 7. xe đạp; 8. múa).

b. Bài tập 2:

- Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS trao đổi theo nhóm (bàn, tổ).

Mỗi nhóm cử 3 đại diện tiếp nối nhau trình bày kết quả. Ví dụ: HS1: bút chì, HS2: thước kẻ, HS3: tẩy; HS1: cặp … Nhóm nào tìm được từ đúng, nhiều, nhanh là thắng.

(Lời giải:

+ Từ chỉ đồ dùng học tập: bút chì, bút mực, bút bi, bút dạ, bút màu, bút vẽ, bút xoá, thước kẻ, tẩy (gôm), cặp, mực, bảng, phấn, sách, vở, kéo…

+ Từ chỉ hoạt động của HS: học, đọc, viết, nghe, nói, đếm, tính toán, đi đứng, chạy, nhảy, chơi, ăn, ngủ, nhảy dây …

+ Từ chỉ tính nết của HS: chăm chỉ, cần cù, lười biếng, lười nhác, ngoan, hư, nết na, hiền dịu, nghịch ngợm, ngỗ nghịch, lễ phép, lễ độ, vô lễ, thật thà, thẳng thắn, trung thực, dối trá…)

c. Bài tập 3:

- HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả câu mẫu dưới tranh.

- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập: Quan sát kĩ hai tranh, thể hiện nội dung từng tranh bằng một câu.

GV có thể gợi ý cho HS quan sát: Tranh 1 vẽ bạn gái đang làm gì? Các bạn nhỏ đang

làm gì trong vườn hoa? Tranh 2 có bạn gái đang làm gì? Bạn trai cầm gì trên tay?...

- Cho HS làm bài viết trong vở - HS đọc câu đã đặt (nhiều HS) - Lớp, GV nhận xét, sửa chữa (Lời giải:

+ Một cô bé đang ngắm hoa.

+ Có một cô bé đang đứng ngắm khóm hoa hồng tuyệt đẹp. + Cô bé đang chỉ vào bông hoa đẹp.

-GV khắc sâu những kiến thức mới:

+ Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ. + Dùng từ đặt một câu để trình bày một sự việc.

3.Củng cố, dặn dò: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận xét tiết học

- Nhắc HS về nhìn vào tranh ở bài tập 1, tập đặt các câu khác nhau. ---***---

Bài: Từ chỉ đặc điểm - Câu kiểu Ai thế nào?

(Tuần 15- TV2 – T1 – tr 122)

I. Mục đích yêu cầu

- Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật. - Rèn kĩ năng đặt câu kiểu Ai thế nào?

II. Chuẩn bị

-Tranh minh hoạ nội dung bài tập 1 phóng to, dưới mỗi tranh viết các từ trong ngoặc đơn.

-Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 2 Tính tình của người:

Màu sắc của vật:

Hình dáng của người, vật:

-3-4 tờ giấy khổ to kẻ bảng ở bài tập 3

III. Hoạt động dạy họcA. Kiểm tra bài cũ A. Kiểm tra bài cũ

- Lớp và GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay , các em sẽ tiếp tục được học loại từ chỉ đặc điểm và câu kiểu Ai thế nào?

HS mở SGK chuẩn bị luyện tập.

Một phần của tài liệu Bản mềm giáo trình (Trang 120 - 123)