Tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con ngườ

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 47 - 50)

Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh không chỉ là tình cảm quý trọng con người mà còn là lòng tin vững chắc vào những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đây cũng là cơ sở cho lòng tin vào sức mạnh của nhân

dân. Lòng yêu thương này mang một nội dung mới, sâu sắc và chứa đựng ý nghĩa cách mạng lớn lao. Ở đây, Người luôn quan tâm và tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng mình. Trong đó, cái tốt được ca ngợi, đề cao, còn cái xấu được sửa chữa nhằm hướng con người tới sự phát triển toàn diện. Hồ Chí Minh từng dạy nhân dân: Yêu thương con người là phải biết nâng con người lên làm cho cái tốt, cái thiện trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, phần xấu và cái ác mất đi dần và đi đến bị loại trừ hoàn toàn. Như vậy, đối với những người có khuyết điểm thì không phải là chúng ta đánh đập họ mà phải tìm cho ra nguyên nhân của những khuyết điểm và phải sửa chữa bằng được. Với những người sai lầm khuyết điểm đã sửa chữa được thì phải được đối xử bình đẳng. Theo lời dạy của Người thì cần phải chăm chút, khuyến khích tất cả mọi người từng việc làm tốt, kể cả những việc nhỏ nhất. Nếu cả xã hội đều biết và làm việc tốt thì chắc chắn chủ nghĩa xã hội sẽ được xây dựng thành công ở nước ta. Phải nói rằng, Hồ Chí Minh rất tin tưởng vào những giá trị, phẩm chất tốt đẹp có trong mỗi con người. Bởi vậy nên khi nhân dân Việt Nam và một số dân tộc trên thế giới bị áp bức, bóc lột, Người đã thức tỉnh họ bằng niềm tin vào khả năng của họ, khuyến khích họ để họ đứng dậy đoàn kết lại đấu tranh tự giải phóng mình, giành quyền làm chủ. Đó là khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta, chúng bắt dân ta phục tùng chúng. Chúng đưa vào đầu óc người dân ta tư tưởng “người Đông Dương đã chết”. Trước tình hình vậy, năm 1921, Hồ Chí Minh đã đáp lại chúng: “Không, người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi… người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”[42, tr. 40].

Với quan điểm cụ thể vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ cho các dân tộc bị áp bức con đường giải phóng. Các dân tộc bị áp bức chỉ có thể giải phóng khi họ tin vào sức mạnh của chính bản thân mình. Để thực hiện điều đó, Hồ Chí Minh đã thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và cho ra đời tờ báo Leparia là cơ quan ngôn luận của Hội nhằm giác ngộ và đoàn kết những người vô sản và

các dân tộc thuộc địa trên thế giới đứng dậy chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản thực dân. Trong cuộc đấu tranh này, Người chỉ ra cho những người lao động ở thuộc địa và vô sản ở chính quốc phải liên minh lại với nhau vì họ có chung một kẻ thù là chủ nghĩa tư bản thực dân và chung một mục đích là giải phóng dân tộc.

Không chỉ trong đấu tranh giải phóng dân tộc mà trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cũng khẳng định đó là sự nghiệp của chính nhân dân – những con người muốn có tự do độc lập. Không có một lực lượng siêu nhiên hay một thế lực nào khác làm thay họ. Chính vì vậy mà họ phải tin vào khả năng của chính bản thân mình. Với quan điểm như vậy, trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam năm 1945, Người đã kêu gọi toàn dân đứng dậy để tự giải phóng cho ta. Và khi thời cơ cách mạng đến, kẻ thù suy yếu, toàn dân ta nổi dậy khởi nghĩa. Sự thật là nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc từ chính sức mạnh của mình. Khi xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người xác định rõ, chúng ta cần “tự lực cánh sinh”và đây là sự nghiệp do “chính nhân dân ta tự làm lấy”. Người đặt niềm tin vào nhân dân đồng thời khuyến khích nhân dân, động viên nhân dân phát huy sức mạnh bản thân. Điều này đã góp phần làm nên từng thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó là khi đất nước hòa bình, Người động viên nhân dân hăng say sản xuất. Người chỉ rõ: “tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân.”[55, tr. 311]. Đối với Hồ Chí Minh, lao động và sản xuất không chỉ là cơ sở để con người có một cuộc sống tốt đẹp, mà còn là cơ sở để con người phát triển toàn diện, cả về thể lực lẫn tinh thần, nhân cách. Do đó, lao động trở nên thiêng liêng và là nguồn hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi con người.

Như vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, muốn có độc lập tự do, muốn có chủ nghĩa xã hội hay không đều là do nhân dân quyết định. Vậy nên, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta, Người luôn dạy

cán bộ: cần phải yêu thương, tin tưởng và biết dựa vào nhân dân. Vì, theo Hồ Chí Minh “đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Đó cũng là niềm tin của Người vào con người vào sức mạnh của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w