Những yêu cầu đặt ra

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 67 - 70)

Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có tình yêu thương con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho tầng lớp sinh viên hiện nay, trước tiên chúng ta cần phải giáo dục về đạo đức. Muốn làm được điều này, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục

đạo đức cho toàn xã hội. Song, tập trung nhiều hơn đối với thanh niên cụ thể là tầng lớp sinh viên. Đây là lực lượng trẻ tuổi, có trình độ học thức và khá nhạy bén với các trào lưu mới. Một lực lượng nòng cốt cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, thực tế là do thiếu sự giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về lối sống, đạo đức trong nhà trường nên những hiểu biết của họ về giá trị đạo đức không đầy đủ, thậm chí còn sai lệch. Chúng ta cần phải giáo dục tốt các giá trị đạo đức, cụ thể như: Tinh thần kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống; Tinh thần tôn trọng nhân phẩm và lòng yêu thương con người…Hình thành ý thức đạo đức có tính kỷ luật cao. Từ đó, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Công tác tuyên truyền và giáo dục đạo đức nói chung và tình yêu thương con người sống có tình nghĩa nói riêng cần được quan tâm thực sự. Chúng ta không chỉ làm tốt điều này trong gia đình, nhà trường mà còn trong toàn xã hội. Đầu tiên là công tác giáo dục trong gia đình. Đây là điều hết sức quan trọng vì gia đình là nơi xuất phát tạo tiền đề cho môi trường lớn hơn. Nó tạo nếp sống và hình thành nhân cách cho con người từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Thực tế cho thấy, một gia đình có nề nếp, những đứa trẻ được giáo dục cẩn thận cho ra xã hội những con người có ý thức tốt, có lối sống lành mạnh, có tinh thần hướng thiện.

Kết hợp với giáo dục đạo đức trong gia đình là công tác giáo dục trong nhà trường. Nhà trường là nơi đào tạo con người không những về kiến thức mà còn giáo dục cả đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Do vậy, nhà trường còn phải giữ kỷ cương nề nếp học đường, tạo môi trường lý tưởng cho học sinh, sinh viên hình thành và phát triển nhân cách. Nhà trường cần giao dục cho sinh viên nhận thức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực với bản thân và xã hội trong điều kiện hiện nay. Đồng thời, nhà trường cũng cần làm cho họ nhận thức được những giá trị đạo đức truyền thống như: tình nhân ái, yêu thương con người; tinh thần yêu nước; tinh thần vị tha, khoan dung; sự trung thực, thẳng thắn…Đó là những giá trị đích thực,

cao đẹp trong mỗi con người. Thậm chí, nhà trường cần làm cho họ nhận thức được sự cần thiết phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và phẩm chất để phát huy những giá trị truyền thống, đặc biệt là tình yêu thương con người sống có tình nghĩa trong cơ chế thị trường hiện nay. Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường còn là việc làm cho sinh viên cố gắng lĩnh hội và thực hiện các giá trị đạo đức đích thực, bảo vệ, phát triển những giá trị đạo đức mà cha ông ta để lại. Bên cạnh đó, chúng ta còn nên đẩy mạnh cả công tác giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên. Bởi vì, pháp luật và đạo đức là hai hình thái kinh tế xã hội có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nó đều là phương thức nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Vậy nên, trước hết làm sao cho họ hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản về pháp luật để tránh những hiện tượng phạm pháp. Để làm được điều này cần đưa đạo đức và pháp luật là môn học không thể thiếu trong chương trình giảng dạy của nhà trường.

Cùng với việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong gia đình và nhà trường, chúng ta còn phải tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi cho việc giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức. Ngoài gia đình, nhà trường thì các tổ chức, đoàn thể cũng cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho phù hợp với cách thức hoạt động của tập thể đó. Chúng ta cần quan tâm đến điều kiện sinh tồn và hoàn cảnh sống của các cá nhân, các nhóm tập thể, đoàn thể thì mới phát huy được hết sự nhận thức của họ với nội dung chương trình, hoạt động giáo dục đạo đức.

Một trong những nội dung chính của chương trình tuyên truyền và giáo dục đạo đức là giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh và cụ thể hơn là giáo dục tình yêu thương con người sống có tình nghĩa. Bởi lẽ, sự tha hóa về đạo đức trong xã hội hiện nay của thanh niên, sinh viên là khởi nguồn từ lối sống thực dụng, không được quan tâm và dạy dỗ bằng tình yêu thương chân thành từ môi trường sống. Và việc giáo dục bằng tình yêu thương con người theo Hồ Chí Minh luôn đem lại hiệu quả cao nhất. Bản thân Người rất chú trọng giáo dục

đạo đức, đặc biệt cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên. Đó cũng là tâm nguyện lớn nhất của Người mà mỗi lời nói, hành động của Người đều nói lên điều đó. Do vậy, việc tuyên truyền và giáo dục sinh viên học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một điều quan trọng. Bởi lẽ, đây là một tấm gương người thật, việc thật với hành vi đạo đức khá sâu sắc. Điều này, giúp sinh viên định hướng rõ ràng các hành vi của mình, có lý tưởng cụ thể và trau dồi tình yêu thương giữa những con người với nhau, cùng đoàn kết xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, cơ chế thị trường cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra những tác động tích cực cho sự phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân ta nói chung và tới đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ nói riêng trong đó có tầng lớp sinh viên. Tình yêu thương trong thế hệ này ngày càng giảm sút. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa nói riêng đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng. Và Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc không nằm ngoài xu hướng chung này. Để có thể đào tạo ra cho địa phương cũng như cho đất nước những lực lượng lao động vừa có “tài”vừa có “đức”, vừa “hồng”vừa “chuyên”. Trường đã và đang có các chiến lược cụ thể trong việc giáo dục tình yêu thương con người sống có tình nghĩa cho sinh viên trường.

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 67 - 70)