sinh, sinh viên trong trường.
2.2.2. Thực trạng tình hình giáo dục tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa. sống có tình nghĩa.
Cha ông ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, vậy là trong giáo dục thì trước hết chúng ta cần phải học lễ nghĩa, cách làm người đã xong mới đến học văn hóa, tri thức. Còn Hồ Chí Minh cũng từng dạy: “dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức”. Chữ Đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đức cách mạng. Nhưng trong chữ Đức ấy chứa tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa. Vậy giáo dục đạo đức cho sinh viên xét cho cùng thì cũng là giáo dục tình yêu thương trong con người. Vì yêu thương con người cũng chính là yêu thương đồng loại. Có yêu thương đồng loại thì những phẩm chất tốt đẹp khác mới nảy nở, phát triển được, đồng thời tình yêu đó cần được tu dưỡng, rèn luyện.
Sự biến đổi về mặt đạo đức một số bộ phận thanh niên, học sinh, sinh viên nhiều khi không thể đổ lỗi tất cả do cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hóa. Sự tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách, lối sống của con người còn do công tác giáo dục đạo đức, trong đó có giáo dục tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa. Việc giáo dục này là quá trình chuyển những tri thức, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành sự hiểu biết, thành ý chí, niềm tin, nhu cầu, động cơ bên trong của mỗi cá nhân và sau đó là sự tự nguyện, tự giác hành động. Bên cạnh đó, nó còn là nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp giáo dục. Thông qua việc giáo dục đạo đức,
các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được cá nhân nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ hơn. Điều này góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội, đồng thời góp phần thúc đẩy công tác xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa với những phẩm chất mới, tiến bộ, tích cực.
Vậy để có cái nhìn một cách khách quan và tổng quát nhất về vấn đề giáo dục tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa cho sinh viên của trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc, chúng ta cũng cần đặt trong công tác giáo dục đạo đức chung của cả nước. Cùng với đó, chúng ta cần phân tích thực trạng của vấn đề này. Từ đó chỉ ra những mặt nào làm được, những mặt nào chưa làm được và nguyên nhân của nó để có phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm giáo dục cho sinh viên của trường theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh.
2.2.2.1. Những thành tựu đạt được
Nằm trong xu hướng chung của cả nước, Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc cũng có những chương trình, hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Trong những năm qua, nhà trường đã và đang nỗ lực công tác giáo dục đạo đức trong đó có giáo dục tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa. Nội dung, hình thức giáo dục phong phú đa dạng được triển khai sâu rộng trong nhà trường, trong các bài giảng trong các hoạt động đoàn thể…
Thứ nhất là những bài giảng về đạo đức cũng như về tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa được lồng ghép trong chương trình giảng dạy và trong các môn học. Cùng với chương trình chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, Nhà trường đưa vào khung chương trình giáo dục các môn cơ bản về lý luận chính trị như: Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó còn có môn Pháp luật đại cương cũng góp phần không nhỏ đến việc giáo dục tình yêu thương con người cho sinh viên. Tuy rằng môn Đạo đức học không được giảng dạy trong chương trình đào tạo của trường, nhưng
các bài giảng về đạo đức cũng như về tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa được các giảng viên giảng giải trong quá trình dạy học.
Đầu tiên phải kể đến là học phần Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Môn học này không có nội dung cụ thể về giáo dục tình yêu thương con người cho sinh viên, song với việc cung cấp thế giới quan và phương pháp luận cho sinh viên, môn học này giúp sinh viên nhìn nhận sự việc một cách khách quan. Từ đó sinh viên có hành vi ứng xử đúng đắn hơn với thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Có thể nói rằng, chủ nghĩa Mác – Lê nin không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo thế giới mà còn là vũ khí lý luận để cải tạo con người. Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, cùng với việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, giáo viên cũng tập trung định hướng cho sinh viên. Bởi lẽ, đây là môn khoa học xét về bản chất nhân văn thì cũng là khoa học làm người, là khoa học góp phần hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống mới cho con người. Cũng trong công tác giảng dạy, các giáo viên đã đưa ra những ví dụ cụ thể, liên hệ thực tiễn giúp sinh viên nhìn nhận vấn đề dễ dàng hơn, đồng thời tác động đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, giúp họ nâng cao tinh thần tự giác và tính tích cực trong sự nghiệp giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.
Một trong số những môn học đồng hành cùng môn Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin là môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Với số lượng là hai tín chỉ được giảng dạy trong vòng 39 tiết học trên lớp, trong đó nội dung về đạo đức, cụ thể là đạo đức Hồ Chí Minh được giảng viên giảng dạy chi tiết. Ở mỗi giờ học, sinh viên không chỉ được nghe phân tích, giảng giải về các chuẩn mực đạo đức, về tình người được thể hiện trong các bài giảng cụ thể mà còn được xem các thước phim tư liệu, hình ảnh thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong những giờ thảo luận, các giáo viên đã có những sáng tạo để giúp các em tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất. Như sau mỗi giờ học lý thuyết, sinh viên thường được hướng dẫn về nhà tìm những câu chuyện về Hồ Chí Minh, những tác phẩm về cuộc
đời Người… Trên cơ sở đó, trong giờ thảo luận giảng viên đưa ra các chủ đề về đạo đức trong đó có tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa, đồng thời gợi ý, dẫn dắt sinh viên thể hiện các quan điểm, nhận thức và thái độ về đạo đức, lẽ sống của mình. Không những vậy, giảng viên còn cho các em viết bài kiểm tra dạng đề mở để tạo điều kiện cho sinh viên trình bày những suy nghĩ, ý kiến cá nhân của mình về lối sống của các em hiện nay. Từ đó bản thân các em có kiến thức đúng đắn để chọn lọc phù hợp văn hóa đạo đức bên ngoài du nhập vào nước ta.
Không thể không kể đến học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong môn học này, các giáo viên trong trường đã chỉ ra cho sinh viên thấy rõ Đảng đã vận dụng những tư tưởng, tình yêu nước, yêu thương con người sâu rộng của Hồ Chí Minh và thực tế cách mạng của đất nước. Không chỉ vậy, điều đó được thể chế hóa thành đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược cụ thể trong xây dựng đất nước, trong đó có xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Và để làm được điều đó cần có các biện pháp đào tạo, giáo dục cụ thể tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Ngoài ra, nhà trường cũng chủ trương giáo dục đạo đức nói chung cho sinh thông qua các môn học khác như Pháp luật đại cương. Môn học này giúp sinh viên hiểu được, ý thức được và điều chỉnh hành vi của mình theo pháp luật nhà nước ban hành. Từ đó có lối sống lành mạnh có tình người hơn.
Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức hay giáo dục tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa còn được lồng ghép vào các môn học thuộc các chuyên ngành của sinh viên. Ví dụ như ở khoa Kinh tế của trường. Sinh viên được giáo viên của khoa giảng dạy đạo đức nghề nghiệp. Đó là đạo đức trong kinh doanh, trong làm kế toán, kiểm toán…Điều này tưởng chừng như không liên quan đến giáo dục tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa cho sinh viên, nhưng thực tế nó khá quan trọng. Đặc biệt là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay. Thực tế, ngoài kiến thức chuyên môn, giảng viên còn
hướng các em làm việc đúng với phẩm chất đạo đức nên làm, làm thật không lừa dối. Trong kinh doanh không làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không buôn lậu, không buôn hàng cấm…Đơn giản vì cuộc sống, sức khỏe của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, mở rộng tấm lòng, cạnh tranh công bằng, sống lành mạnh.
Hay như ở khoa Kỹ thuật Nông nghiệp. Đây là khoa được làm quen những kiến thức khá gần gũi với cuộc sống của đông đảo sinh viên. Vì chủ yếu, sinh viên trong trường có xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp. Song, những kiến thức về đạo đức ngành chưa chắc các em đã hiểu, biết. Nghề nông nghiệp làm ra các sản phẩm cung cấp trực tiếp cho cuộc sống của con người, giúp con người khỏe mạnh. Bởi vậy khi tham gia sản xuất cần có tính nhân văn sâu sắc. Trong chương trình đào tạo của khoa, có các học phần như: Pháp lệnh thú y, Dược lý, Dược liệu, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Độc chất…Nghe thì có vẻ như không liên quan đến giáo dục đạo đức, lại càng không liên quan đến tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa. Nhưng khi tham gia vào bài giảng thì chúng ta mới thấy rằng, cần có tình người thì mới chiến thắng được vị kỷ cá nhân. Chúng ta thấy thực tế ngày nay, trên thị trường thực phẩm ô hộn, tràn lan những loại thực phẩm không an toàn cho sinh mệnh con người. Rau phun thuốc kích thích nhanh thu hoạch. Trái cây ướp chất bảo quản, chất giữ tươi lâu ko bị thối rữa. Gia súc, gia cầm cũng được tiêm, cho ăn các chất tăng nhanh trọng lượng…Tất cả những độc chất hóa học đó được chính con người đưa vào cơ thể mình từ từ và dần dần cơ thể bị hủy hoại bởi các chất hóa học đó. Đơn giản vì lợi ích cá nhân. Nên khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giảng viên đã chỉ rõ cho sinh viên thấy được sự cần thiết và làm thế nào để giữ thực phẩm “sạch”. Thông qua đó, thầy cô cũng hướng sinh viên có ý thức bảo vệ môi trường sống bằng cách tuyên truyền sử dụng sản phẩm vi sinh vào nuôi trồng, xử lý bệnh cho giống vật nuôi…Từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xã hội, gia đình và bảo vệ chính mình. Tất cả những kiến thức được truyền đạt đều xuất phát từ đạo đức thể hiện tình người mà những
người thầy, cô thấm nhuần chuẩn mực đạo đức nói chung và tình người nói riêng có được. Đó chính là tình yêu thương đồng loại, bảo vệ cuộc sống đồng loại cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mỗi cá nhân.
Một trong những thành tựu mà nhà trường đạt được trong các năm qua về giáo dục tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa đó là công tác giảng dạy trong những đợt sinh hoạt chính trị, giáo dục công dân đầu khóa. Vào đầu năm học hàng năm, trường tổ chức tuần giáo dục chính trị cho sinh viên năm đầu tiên. Cùng với việc tìm hiểu các vấn đề chung về pháp luật, về nội quy đào tạo… công tác phổ biến “triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay”được chú trọng. Tại đây, thầy, cô đã đề cập tới việc giáo dục nhận thức, nâng cao trình độ tư tưởng, rèn luyện năng lực tư duy cho sinh viên như thế nào thông qua học tập và rèn luyện theo tấm gương của Bác. Nội dung được truyền đạt tới sinh viên là đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của Người chứa đựng sức mạnh trí tuệ, động cơ và mục đích cao thượng của hoạt động sống và đấu tranh của Người. Điều đó chứa đựng tình yêu thương vô hạn của Người. Nó thấm đượm chất nhân văn, biểu hiện một tâm hồn tinh tế. Đạo đức và đời sống đạo đức Hồ Chí Minh đã đạt tới sự mẫu mực của văn hóa đạo đức. Do vậy mà trong buổi sinh hoạt này, sinh viên nhận thức được sự cần thiết phải học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, các em có hành động thiết thực, hữu ích, chống hình thức, phù phiếm, xa hoa. Dù ở tập thể nào thì cần phát huy tác dụng thúc đẩy tấm gương “người tốt, việc tốt”để đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực, đưa cái tốt, cái tích cực lên làm chủ đạo. Cũng trong buổi này, người dạy chỉ rõ ra việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh quan trọng nhất là đảm bảo đạo đức cho sự thành công của phát triển kinh tế thị trường. Nhất là đối với thế hệ sinh viên – lực lượng nòng cốt của sự nghiệp xây dựng đất nước. Qua đây, các tân sinh viên dù không nắm vững được toàn bộ nội dung học tập, song để lại trong tâm trí các em định hướng khi bước vào môi trường học tập mới. Đó là một môi trường đòi
hỏi tính tự lập, cảnh giác, và hiểu biết để phân biệt được sự việc cần làm và việc không nên làm. Từ đây giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Một trong những thành tựu không thể không kể đến là việc tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể của Đoàn thanh niên, Hội học sinh, sinh viên … với các cuộc thi, các bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Trong những năm qua, Đoàn, Hội đã tiếp tục đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Các tổ chức đã đưa ra nhiều nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục để nâng cao trình độ nhận thức của sinh viên như: Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các cuộc thi tìm hiểu, các phong trào thi đua … Lớn nhất phải kể đến cuộc “Vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”theo chỉ thị số 03 – CT/TW của Bộ Chính trị. Thực hiện chỉ thị này, tỉnh đoàn Vĩnh Phúc đã phát động phong trào đến tất cả các cơ sở, trong đó có Đoàn trường trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc. Và trong phong trào này, đoàn trường đã tổ chức các hoạt động cụ thể để các em cùng trao đổi, thi đua rèn luyện như lá lành đùm lá rách; sách hay tặng bạn. Các sinh viên được phát động quyên góp quần áo cũ, sách cũ gởi tặng các bạn vùng sâu, vùng xa. Hằng năm, các em khuyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ gia đình khó khăn, gia đình chính sách…rồi các hoạt động tình nghĩa được phát động. Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập đã trở thành nề nếp của trường. Phát huy tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đoàn trường kết hợp với Hội sinh viên đã phát động phong trào hiến máu 2 đợt trong năm. Với phương trâm “Hiến giọt máu đào – trao niềm hi vọng”đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo. Bên cạnh đó, các đội tình nguyện được lập nên càng cho thấy các em có tinh thần nhân ái cao. Bởi, các đội tình nguyện đó đã đi về các địa phương còn khó khăn kinh tế, cùng lao động giúp đỡ các gia đình khó khăn. Rồi khi mùa thi đến, các em sẵn sàng tham gia giúp đỡ chỉ đường,