Yêu thương tất cả mọi ngườ

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 45 - 47)

Theo Hồ Chí Minh, yêu thương con người là yêu thương tất cả mọi người nhưng nó không phải là chung chung, trừu tượng mà nó là thiết thực cụ thể. Và trước hết, tình yêu thương ấy dành cho những con người mất nước, những người cùng khổ. Có lẽ vậy nên Người đã giành cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đấu tranh cho con người thoát khỏi áp bức, bất công. Người từng khẳng định rằng: Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân

dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng đoàn kết nhân dân, trong xã hội không có gì vẻ vang bằng tốt đẹp bằng phục vụ nhân dân. Có thể nói tư tưởng yêu thương con người của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, cao cả. Người thương đồng bào ta bị đày đọa, đau khổ, lầm than, sống thân phận nô lệ. Và Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Sống nơi xứ người mà lòng luôn canh cánh nỗi nhớ quê hương, đất nước, luôn trăn trở với sự nghiệp giải phóng đất nước. Đến ngồi trong nhà giam Tưởng Giới Thạch, Người vẫn không nguôi:

Một canh, hai canh lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. (Ngục trung Nhật ký)

Tất cả là để lo cho cuộc sống của nhân dân, lo cho cái ăn, cái mặc của dân. Tuy nhiên, lòng yêu thương con người của Người không chỉ giới hạn ở vậy mà còn được mở rộng với tình yêu thương nhân loại. Đó cũng là những con người bị áp bức, bóc lột, những con người nghèo khổ trên toàn thế giới, đặc biệt là người dân thuộc địa. Với tình yêu thương đó, Người đã lên án mạnh mẽ tội ác giết người của chủ nghĩa thực dân. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng: Lịch sử việc người châu Âu xâm chiếm châu Phi cũng như bất cứ lịch sử xâm chiếm thuộc địa nào khác thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu những người bản xứ. Và kết quả tất nhiên của chế độ ghê tởm đó là sự tiêu diệt giống da đen. Có lẽ vậy nên khi chứng kiến cảnh người dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người thanh niên trẻ tuổi không thể kìm hãm được lòng yêu thương cũng như quyết tâm cứu nước, cứu dân của mình.

Tình thương yêu con người vô hạn của Hồ Chí Minh một lần nữa lại vươn xa. Người quan tâm, chú ý tới mọi đối tượng, đặc biệt là những người già, trẻ em, phụ nữ rồi những người có hoàn cảnh đặc biệt. Vì vậy mà năm 1912, Hồ Chí Minh đến Mỹ. Tại đây, một đất nước diễn ra cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cách đó 136 năm nhưng vẫn xảy ra nạn phân biệt chủng

tộc và phụ nữ vẫn bị xem thường. Thực tế như vậy khiến Người không nguôi câu hỏi: Bao giờ người da đen được bình đẳng như người da trắng? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới? Cũng sinh ra là con người, tại sao họ lại tự cho mình được cái quyền đàn áp, khinh thường người khác? Theo Hồ Chí Minh, khi chúng ta nói đến phụ nữ là nói đến phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng được một nửa loài người. Nếu không giải phóng được phụ nữ thì xây dựng xã hội chủ nghĩa chỉ được một nửa. Không những vậy, tình cảm của Người dành cho người già, phụ nữ, trẻ em luôn đặc biệt. Người rất hoan nghênh những đội du kích phụ lão và phụ nữ, những chú bé liên lạc đã chiến đấu oanh liệt cho tổ quốc. Rồi khi lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn có tư tưởng thể hiện rõ sự quan tâm đến những người trực tiếp lao động, trực tiếp cầm súng cho sự nghiệp của đất nước. Người dạy những người làm tướng trong quân đội cách mạng rằng: Bộ đội chưa có nước uống thì người tướng chưa được uống; bộ đội chưa có cơm thì người tướng chưa được ăn; bộ đội chưa có lửa thì người tướng không được phàn nàn rét; bộ đội ngủ đêm ở rừng trời lâm thâm mưa thì suốt đêm Người cũng không ngủ được.

Tình yêu thương con người trong Hồ Chí Minh còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm nhưng đã biết nhận rõ những sai lầm và cố gắng sửa chữa. Trong đó có cả kẻ thù bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng. Với quan điểm rõ ràng và khoa học, Người cho rằng, ai cũng có sai lầm, khuyết điểm; có làm thì có sai; không sợ sai mà chỉ sợ thấy sai không sửa...Do vậy, tùy từng việc làm, nguyên nhân và mức độ sai lầm mà có biện pháp giải quyết cho hợp tình hợp lý. Có thể nói, chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người.

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 45 - 47)