Chủ nghĩa nhân văn Mác – Lênin

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 43 - 45)

Một sự tiếp cận không thể thiếu đã đem đến cho Chủ tịch Hồ Chí Minh con đường chân chính và tình yêu thương con người bao la, cao cả đó là sự tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã khám phá ra chủ nghĩa này một con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đó có Việt Nam. Đây là điều mà Hồ Chí Minh khao khát, tìm kiếm lúc bấy giờ. Người tìm thấy trong chủ nghĩa Mác – Lênin một chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Đó là giải phóng các dân tộc bị áp bức, bị nô dịch, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trên cơ sở đó, xây dựng một thế giới mới, một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Hồ Chí Minh đã viết: “Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[53, tr. 563] .Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp cho Hồ Chí Minh nhận ra rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới đưa được cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Cụ thể là chủ nghĩa này mới có thể giúp dân tộc được giải phóng, rồi giải phóng xã hội, giải phóng con người. Những sự nghiệp giải phóng này gắn bó mật thiết với nhau trong đó đỉnh cao là giải phóng con người. Điều này thể hiện rõ tính nhân văn trong chủ nghĩa cộng sản mà Hồ Chí Minh thấy nó khác so với nhân văn của chế độ tư bản ngay cả trong thời kỳ phát triển nhất của nó. Trong chế độ tư bản, con người được giải phóng nhưng đó là con người cá nhân được giải phóng khỏi rào cản của chế độ phong kiến chứ không phải con người lao động cụ thể. Còn với Hồ Chí Minh, Người mong muốn giải phóng con người hoàn toàn mà chủ yếu là con người lao động bị áp bức, bóc lột. Người muốn thủ tiêu mọi gông cùm, xiềng xích, bất công nhằm đem lại tự do, cơm no, áo ấm cho nhân loại. Hồ Chí Minh đã tìm thấy điều này trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Nó chứa đựng một tình yêu thương con người bao la, cao cả phát triển lên thành chủ nghĩa nhân văn sâu sắc trong con người Hồ Chí Minh – chủ nghĩa nhân văn hành động, chiến đấu.

Trên cơ sở tính nhân văn trong chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh còn kế thừa được quan điểm xây dựng một chế độ giáo dục ý thức con người ở trình độ cao. Từ đó, mới có thể đem lại sự bình đẳng, công bằng giữa người với người trong xã hội mới.

Theo Mác, trong quá trình hình thành nhân cách, điều kiện quyết định là hoạt động thực tiễn, hoạt động lao động và hoạt động xã hội. Chính vì vậy mà trong giáo dục muốn đào tạo con người phát triển toàn diện, muốn xây dựng một nền giáo dục mới thì phải tiến hành cuộc cách mạng chính trị, cách mạng xã hội làm thay đổi quan hệ xã hội, thiết lập xã hội mới, và chỉ trên quan hệ xã hội đó mới xây dựng nhân cách của con người xã hội tương lai được. Theo tinh thần của Mác, con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa, và con người phát triển toàn diện là người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh, đồng thời có thể sáng tạo ra những cái mới theo khả năng của bản thân. Vì vậy, con người phát triển toàn diện theo quan điểm của Mác, trước hết phải là sự phát triển không ngừng của tất cả các mặt. Song, điều đó không mâu thuẫn với sự phát triển năng khiếu chuyên biệt, mà ngược lại, sự phát triển các mặt là tạo điều kiện cho các năng lực chuyên biệt càng hoàn thiện và càng phát triển tốt hơn.

Ngoài những nội dung chủ yếu ở trên, Mác còn đưa ra những luận điểm rất cơ bản của giáo dục vô sản như: vấn đề quần chúng với giáo dục, bản chất của giáo dục và tính chất của nhà trường, chủ nghĩa nhân đạo trong giáo dục, vấn đề tôn giáo trong nhà trường, những vấn đề tâm lý học trong giáo dục… Tuy những vấn đề trên chưa cụ thể chi tiết nhưng những ý kiến của Mác là phương hướng, là kim chỉ nam, có tính nguyên tắc để phân biệt lý luận giáo dục xã hội chủ nghĩa với giáo dục tư sản về bản chất.

Đến V.I.Lênin, ông đã vận dụng một cách sáng tạo những lý luận của Mác vào thực tiễn ở Liên Xô. Đặc biệt, những tư tưởng đó lần đầu tiên đã được thử nghiệm sau khi công xã Paris được thành lập và được thực hiện một cách triệt để từ sau cách mạng tháng Mười - 1917.

Với những quan điểm trên của chủ nghĩa Mác – Lênin và với tinh thần lấy chủ nghĩa này làm cơ sở lý luận, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh ở Việt Nam. Đặc biệt trong xây dựng đạo

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 43 - 45)