Hồ Chí Minh – tấm gương về yêu thương, quý trọng con ngườ

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 55 - 57)

Tư tưởng yêu thương con người, sống có tình nghĩa được Hồ Chí Minh nêu lên và vận động mọi người cùng thực hiện. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về vấn đề này. Có thể thấy tình yêu thương của Bác Hồ là rất cụ thể, từ việc to như lo giải phóng con người đến chăm lo từng con người cụ thể.

Việc lo giải phóng con người, chúng ta có thể thấy minh chứng rõ ràng nhất là cả cuộc đời của Người. Cụ thể với nhân dân Việt Nam, Người đã có lời nhắn nhủ đầy tâm huyết, rất nhân văn: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ”[45, tr. 280]. Có lẽ vậy nên Hồ Chí Minh đã đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc mà chưa biết nó là gì và ở đâu. Rồi Người mở đầu sự nghiệp cách mạng của mình bằng hành động năm 1919. Năm đó, Người gửi tới hội nghị Vecxay – hội nghị của các cường quốc sau thế chiến thứ nhất- một bản yêu sách gồm 8 điều. Trong bản yêu sách đó, Người đã đòi quyền tự do, độc lập cho nhân dân Việt Nam.

Mùa thu năm 1946, trên chuyến xe lửa đi từ Pari đến Véc xây, Người đã căn dặn các chiến sĩ quân giới đi cùng: Nước ta còn nghèo vì 80 năm bị đế quốc bóc lột, chiếm đóng. Đồng bào Nam Bộ giờ đây còn đổ máu. Chúng ta còn gian khổ chiến đấu nhiều chứ chưa được sung sướng ngay đâu. Các chú về nước chính là để phục vụ Tổ quốc, phục vụ đồng bào… Người chỉ rõ điều kiện, hoàn cảnh của đất nước lúc này ra sao để các anh em cán bộ dốc hết tấm lòng yêu thương nhân dân, làm vì cuộc sống của nhân dân. Hồ Chí Minh đã nói rằng: Nước ta thiếu máy móc, nguyên liệu, thiếu cả thợ lành nghề, tiền của ta lại ít. Song nước ta giàu về rừng núi, sông biển, đồng bào ta giầu về

quyết tâm, dũng cảm và sáng tạo. Các chú về phải chịu thương, chịu khó làm ăn, đưa những cái đã học ở nước ngoài về áp dụng thiết thực vào trong nhà nước, giúp đỡ và hướng dẫn anh em trong nước cùng làm.

Có thể nói tấm gương về tình yêu thương con người nói chung, với nhân dân Việt Nam nói riêng của Hồ Chí Minh luôn thấm đượm và đi vào lòng các thế hệ sau. Đặc biệt là khi nghe những câu chuyện kể về Người. Như câu chuyện Hồi trường Đảng Nguyễn Ái Quốc còn ở căn cứ kháng chiến Việt Bắc, một lần Hồ Chí Minh đến dự lễ bế giảng của trường. Khi Người xuống thăm nhà bếp, thấy làm cỗ có vẻ linh đình, đã nói với đồng chí phụ trách trường: “Này, bế mạc, chứ không phải "bế bụng” đâu nhé! Kháng chiến còn khó khăn lắm đấy, các chú ạ”. Đến bữa ăn, thấy mâm cơm chỉ có một bát, một đôi đũa, Người hỏi: “Thế Bác ăn với ai?”. Đồng chí phụ trách gãi đầu gãi tai: “Dạ, xin để Bác ăn riêng cho tiện…”. Người ngắt lời: “Không tiện gì cả. Thế ra các chú muốn cho Bác ăn trên ngồi trốc à?”. Và Hồ Chí Minh đòi phải bê các món ăn của cán bộ, nhân viên nhà trường lên cho xem, rồi Người bảo kê thêm bàn ghế cho mọi người cùng ăn. Bố trí xong xuôi cả rồi, Hồ Chí Minh mới vui vẻ, bảo mọi người: Ngồi cả vào đây, ăn chung với Bác, ăn một mình thì Bác ăn sao được? Khi Người lên nói chuyện với các học viên, đồng chí phụ trách trường giới thiệu: "Bác Hồ sẽ huấn thị cho chúng ta". Hồ Chí Minh cười mà bảo rằng: "Tôi nói chuyện với các đồng chí thôi, chứ có "huấn thị”gì đâu". Buổi tối, Người ở lại trường để làm việc. Các đồng chí mang đến cho Hồ Chí Minh một chiếc đèn đăng rất sáng. Khoảng 9-10 giờ tối, Người cầm đèn đó xuống văn phòng trường và bảo rằng: "Đèn này to, tốn dầu lắm! Bác còn làm việc khuya, một chiếc đèn con thôi cũng đủ. Các đồng chí đổi cho Bác chiếc đèn khác". Sáng sớm hôm sau, trước khi chia tay trường, đồng chí phụ trách hỏi Người có điều gì căn dặn thêm về công việc của trường. Hồ Chí Minh nói: "Tôi chỉ mong là các đồng chí đừng quan tâm đến tôi quá mà phải quan tâm đến mọi người hơn".

Đó là lời nói, hành động thể hiện rõ tấm gương về tình yêu thương với dân tộc ta. Bên cạnh đó, Người còn có tấm lòng yêu thương với ngay cả chính kẻ thù của chúng ta. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có những trận đánh, quân ta đã bắt sống được nhiều lính Pháp. Và đối với những tù binh và thường dân Pháp bị bắt trong chiến tranh, Người kêu gọi đồng bào và chiến sĩ ta phải nêu cao lý tưởng chính nghĩa, nhân đạo, phải đối xử khoan hồng đối với họ để cho thế giới biết rằng “ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước”. Người đã chỉ thị cho Bộ Tài chính của ta cấp cho mỗi người lính hay thường dân Pháp bị bắt 200 đồng mỗi tháng. Trong khi đó, mức ăn của bộ đội ta chỉ có 150 đồng mỗi tháng. Người cho rằng, ta có thể chịu kham khổ được, nhưng đối với họ cần phải rộng rãi hơn. Và một lần đến thăm trại tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới, thấy một đại úy quân y Pháp đang ở trần, đang run lên vì lạnh, Người đã cởi chiếc áo đang mặc trao cho anh ta.

Với tình yêu thương bao la, Người đã dành tình yêu thương cho tất cả mọi người đồng thời chia sẻ với mỗi người những nỗi đau của họ. Người nói rằng: Mỗi một người, mỗi một gia đình đều có nỗi đau khổ riêng và khi gộp cả những nỗi đau khổ riêng đó lại thì thành nỗi đau của Người. Như vậy, chúng ta có thể thấy, đức hi sinh và tình yêu thương của Hồ Chí Minh là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 55 - 57)