Các giá trị văn hóa của nhân loạ

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 36 - 43)

* Những tinh hoa của Nho giáo

Nho giáo là một học thuyết tư tưởng của Trung Quốc ra đời đến nay đã hơn 2500 năm. Về nội dung tư tưởng của Nho giáo, bên cạnh những mặt tiêu cực thì chúng ta không thể không thừa nhận những mặt tích cực, mang tính nhân văn, nhân đạo mà nó đã giúp Nho giáo tồn tại cho đến ngày nay. Thực tế, Nho giáo có những điểm hợp lý được xây dựng trên cơ sở của sự nhận thức: đó là đời sống cá nhân không thể tách rời các mối quan hệ xã hội. Vậy cụ thể đó là cái gì mà Hồ Chí Minh đã kế thừa để xây dựng nên đạo đức về tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa.

Trước hết, nói đến Nho giáo là nói đến tư tưởng coi con người là trung tâm của xã hội. Nho giáo coi mỗi cá nhân có quan hệ mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân luôn được coi trọng. Trong Nho giáo, mọi sự thịnh, suy trong phạm vi gia đình, nhà nước đều có điểm xuất phát từ chỗ có hay không sự nỗ lực học tập, rèn luyện của những con người cụ thể. Mỗi người phải chịu khó học tập, rèn luyện mới có khả năng làm tốt vai trò làm người chủ trong gia đình, người chủ đất nước. Tức là mỗi con người đều cần chủ động tích cực tham gia vào sự vận động, biến đổi của đất nước. Ngày nay con người xã hội chủ nghĩa không phải từ trên trời rơi xuống mà phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện. Như vậy, việc tu thân là một điều cần thiết hơn cả. Tuy nhiên, mỗi xã hội khác nhau mục đích tu thân khác nhau. Trong xã hội chủ nghĩa, tu thân là để rèn luyện đạo đức cách mạng, tiếp thu những thành tựu khoa học của nhân loại, phấn đấu trở thành những con người mới. Những con người biết sống vì

mọi người, vì tương lai của gia đình và đất nước, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Đó là những con người có trình độ chuyên môn giỏi, nắm được những tri thức khoa học tiên tiến, những quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Một điều mà Nho giáo đã để lại cho chúng ta nữa là: tư tưởng coi con người không phải là các thực thể tách rời, cô lập, mà là con người xã hội. Ở Nho giáo, con người được đặt trong các mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Đó là các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, thầy trò… Cùng với việc đưa ra các mối quan hệ ấy, Nho giáo còn chuẩn mực hóa chúng và coi đó là tư tưởng đạo đức của xã hội phong kiến. Có thể nói, những chuẩn mực này nếu đặt ở thời đại ngày nay nó sẽ mang tính lạc hậu. Song, nếu chúng ta lược bỏ đi những nội dung phong kiến của nó thì nó sẽ mang tính chất chân lý và phổ biến trong xã hội. Ở đây, vấn đề đặt ra là, con người cần ứng xử như thế nào trong các mối quan hệ xã hội để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội mà mình đang sống. Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đang quá độ lên Xã hội chủ nghĩa. Vậy trong xã hội chủ nghĩa, chúng ta vận dụng tính chân lý trong Nho giáo ở chỗ nào? Trong xã hội xã hội chủ nghĩa - các mối quan hệ khác hẳn so với xã hội trước đây, đặc biệt là xã hội tư bản. Ở đó không có sự lãnh đạo chuyên chế, không có sự phục tùng kiểu nô lệ hoặc để đồng tiền lũng đoạn nhân tâm. Đây là một xã hội dân chủ. Mọi người luôn quan tâm đến nhau với tinh thần: mình vì mọi người, mọi người vì mình. Trong xã hội này, các mối quan hệ vợ chồng, cha con, anh em không chỉ mang tính huyết thống mà còn mang tính xã hội sâu sắc. Người phụ nữ được giải phóng và vai trò của họ trong xã hội được đề cao. Quan hệ bạn bè là quan hệ tương trợ và tin cậy. Để các mối quan hệ được tốt đẹp thì con người cần có một quá trình học tập và rèn luyện. Bởi lẽ những cái cũ dễ gây trở ngại cho việc xây dựng các quan hệ xã hội mới. Song ngay trong việc học tập và rèn luyện của mỗi cá nhân, chúng ta cũng cần phải tiếp thu, kế thừa cách nhìn tích cực về con người xã hội của Nho giáo.

Một trong những giá trị lớn mà Nho giáo đã để lại là hệ thống các khái niệm, chuẩn mực trong mối quan hệ giữa người với người. Đó là Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín…Trong đó, những khái niệm nói rõ nhất đến tình yêu thương con người là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí. Bởi lẽ, Mạnh Tử từng cho rằng: ai không có lòng thương xót, không biết hổ thẹn, không biết khiêm nhường thì không phải là người. Ngày nay, chúng ta kế thừa những giá trị nội dung của khái niệm này, song cũng cần có sự chọn lọc để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Nhân là có lòng bác ái, thành thật, thương yêu và hết lòng giúp đỡ bạn bè, đồng chí. Trí là sáng suốt biết người, biết ta. Tín là nói gì phải cho tin, nói và làm phải thống nhất với nhau. Để làm được điều đó chúng ta cần biến chúng thành tập quán, thói quen trong giao tiếp, ứng xử. Hồ Chí Minh đã làm điều đó, kết hợp cùng với phong tục đạo đức Việt Nam để giáo dục đạo đức thế hệ trẻ ngày nay.

Nho giáo còn đề cao việc học tập và giáo dục. Nho giáo cho rằng điều quan trọng nhất của tu thân là học tập. Việc học tập cũng phải được tiến hành trong suốt cuộc đời của mỗi người. Học tập không chỉ ở nhà trường mà còn ở bạn bè. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, việc kế thừa truyền thống của Nho giáo là việc hết sức cần thiết. Nếu biết chắt lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng tiến bộ, tích cực của Nho giáo thì chúng ta sẽ có những giá trị to lớn trong việc xây dựng, phát triển nhân cách mới của thế hệ trẻ nói chung, cho việc giáo dục con người biết yêu thương nhau và sống có tình nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất am hiểu những tư tưởng Nho giáo. Người nhận thức được những mặt tích cực của giáo lý này. Người đã từng nói: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học.”[47, tr. 356]. Và Người nhấn mạnh mặt tích cực về đạo đức con người cần phải rèn luyện của Nho giáo. Người cho rằng, học thuyết này có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Nhiều điều răn dạy của học thuyết này mang

tính nhân văn, nhất là hệ thống khái niệm các chuẩn mực. Đặc biệt là tư tưởng nhân nghĩa chú trọng đến việc quan tâm, thương yêu nhân dân để nhân dân no ấm thì đất nước mới thịnh. Những tư tưởng này đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển rõ nét trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

* Những giá trị của Phật giáo

Cũng như Nho giáo, Phật giáo truyền bá vào nước ta từ rất sớm. Con đường đầu tiên là du nhập từ Ấn Độ rồi sau đó còn từ Trung Quốc vào. Bên cạnh những mặt hạn chế, đạo Phật cũng chứa đựng những mặt tích cực như: tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn; mong muốn xây dựng một cuộc sống hướng thiện, bình đẳng, yên vui, no ấm cho dân chúng.

Nói đến Đạo Phật, người ta nghĩ đến một tôn giáo mà Phật Thích Ca là đấng cứu thế, đồng thời là hiện thân của sự sáng suốt, nhân từ, đức độ. Phật giáo nhìn nhận sự vật trong mối quan hệ nhân quả, xem cái gì cũng là kết quả của một cái có trước và là nguyên nhân của cái có sau. Phật giáo xem xét thế giới, xã hội và con người trong sự vận động không ngừng. Với thế giới là thành, trụ, hoại, không; với sự vật là sinh, trụ, dị, diệt; với con người là sinh, lão, bệnh, tử. Với quan niệm này, Phật giáo đã giúp cho con người tìm thấy sự an ủi và coi như điều tất yếu khi họ gặp phải chuyện chẳng lành. Chính vì vậy mà ngày nay, nhiều người bị chi phối bởi các quan niệm sống của đạo Phật. Nhiều khi, bản thân hay gia đình có công to, việc lớn nhiều người đã lên chùa, đến nơi cửa Phật với mong muốn tìm thấy sự chỉ dẫn, sự lựa chọn sáng suốt, sự cứu vớt hay đơn giản chỉ là sự an ủi tinh thần. Bởi lẽ, lý tưởng của Phật giáo là “giải thoát”. Tức là làm sao cho con người thoát khổ, làm sao để con người có được cuộc sống hạnh phúc ở thế giới bên kia mà thế giới bên này không có được. Và cao nhất là được giải thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp chướng để đạt lên cõi Niết bàn, tịnh độ. Phải nói rằng triết lý của Phật giáo đã đem lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của con người Việt Nam. Ngày nay, không phải tất cả mọi người theo đạo Phật đều tin có cõi Niết bàn hay chốn Tây phương cực lạc. Song họ vẫn tin vào sự giải thoát tinh thần. Họ tìm đến

Phật giáo, trì giới và thiền định, họ sống hướng thiện, hành thiện, khuyên người khác hành thiện. Nhiều người đã sống giản dị, khoan dung, đức độ như “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm lá rách”…Với những người theo đạo Phật thì việc hành thiện, từ bi, cứu khổ, cứu nạn là hành vi đạo đức cần thiết. Và nó vẫn là hành vi đạo đức đẹp ở xã hội Việt Nam ngày nay.

Trong Phật giáo, “ngũ giới”là một trong những giới luật cơ bản. Đó là, không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, không nói dối, không uống rượu. Thực chất đây là những nguyên tắc đạo đức được hình thành bởi những yêu cầu của đời sống xã hội mà Phật giáo đã nắm bắt được và vận dụng vào việc thực hiện mục đích “giải thoát”. Để “giải thoát”được thì con người cần phải thực hiện điều răn của Phật. Một trong những điều răn đó là Nhẫn. Nhẫn ở đây được hiểu là chịu khổ, chịu hại mà không oán hận. Xét về một mặt nào đó, chúng ta có thể thấy, trong bối cảnh xã hội với nhiều khó khăn thử thách ngày nay, không phải ai cũng dễ dàng vượt qua. Nhiều khi, con người cần phải biết chịu đựng nhẫn nhịn. Không ít người đã tìm đến Phật giáo ở phép dưỡng sinh, thiền định, yên với luật vô thường. Với điều này, con người có thể vượt qua được những nỗi tức giận, sự mệt mỏi về tinh thần để đạt được sự thanh thản, tĩnh tâm. Như vậy, con người sẽ sáng suốt hơn khi làm việc cũng như bất kỳ hành động khác trong cuộc sống.

Có thể nói, Phật giáo có nhiều điều giúp con người hướng thiện, xây dựng một xã hội hạnh phúc, an lạc. Khi du nhập vào Việt Nam, kết hợp cùng văn hóa, đạo đức bản địa đã làm phong phú thêm chủ nghĩa nhân đạo, truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam. Bằng sự tiếp cận một cách có chọn lọc, Hồ Chí Minh đã chắt chiu được từ những giáo lý của Đạo Phật lòng nhân ái, tình yêu thương con người. Điều đó thể hiện từ mong muốn xây dựng một cuộc sống bình đẳng, yên vui, no ấm cho tất cả mọi người, xây dựng một xã hội hạnh phúc, xóa bỏ nỗi đau của chúng sinh. Người từng viết: “Đức Phật là đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh đấu diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh

của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để gìn giữ quyền thống nhất và độc lập của tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ”[46, tr. 228]

* Những giá trị trong Kito giáo.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, đa tín ngưỡng. Mỗi tôn giáo đều chứa đựng những giá trị nhất định và có vai trò tích cực trong cuộc sống con người. Trong các tôn giáo hiện nay, tư tưởng nhân văn trong Kito giáo đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý, đạo đức, lối sống đối với một bộ phận quần chúng nhân dân ta mà Hồ Chí Minh là một người đã tiếp thu sâu sắc tư tưởng đó. Đó chính là tư tưởng bác ái, đức hi sinh cao cả. Có thể hiểu Bác ái trong Kito giáo là tình yêu thương tha nhân, là tình yêu thương đồng loại vô giới hạn, vô điều kiện, không phân biệt bạn hay thù và yêu thương tha nhân như chính mình.

Trước hết, bác ái Kito giáo là là tình yêu thương chân thật, phổ biến, vượt trên tình cảm bình thường của nhân loại. Nó vừa là những yêu cầu cho hành động bên ngoài nhưng cũng là mệnh lệnh từ nội tâm của con người. Vậy nên, bác ái có tính chất toàn diện thể hiện sự kính Chúa và yêu người, là tinh thần khoan dung, tha thứ. Kito giáo quan niệm, nếu không khoan dung và tha thứ thì thì mọi việc thực thi bác ái không còn giá trị. Bên cạnh đó, tư tưởng bác ái trong Kito giáo còn khẳng định: dù theo tôn giáo nào thì nếu muốn yêu thương thì trước tiên phải biết cách tha thứ. Tha thứ là nền tảng kiến tạo hòa bình, còn hận thù sẽ gây chia rẽ và làm cho con người không nhìn thấy những gì tốt đẹp trong tha nhân. Do vậy, tôn giáo này khuyên mọi người hãy luôn quảng đại, khoan dung, tha thứ, thực hiện cuộc sống hòa hợp và kiến tạo bình an cho người khác. Theo luân lý Kitô giáo, mọi hoạt động bác ái phải đảm bảo tối thiểu sự công bằng và còn có sự hy sinh lẫn cho nhau như “điều gì con muốn người khác làm cho con thì con cũng hãy làm cho người khác như thế”. Vậy, điều mà Kitô giáo muốn nhấn mạnh ở đây là kêu gọi con người trong

cuộc sống phải cảm nhận được người khác đang cần gì, đang muốn gì, đang thiếu gì. Ngoài ra, phải biết luôn mở rộng vòng tay nhân ái, yêu thương, giúp đỡ người khác mà không mong đáp đền. Người ta không thể tận hưởng cuộc sống hạnh phúc riêng tư khi xung quanh mình còn có những người đau. Niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống là con người biết sẻ chia, “vui với người vui, khóc với những ai đang khổ sầu..”. Kitô giáo khẳng định, người có tinh thần bác ái sẽ có cánh tay dài hơn, rộng hơn, có cặp mắt tinh tường hơn, có tấm lòng bao dung hơn, cảm thông và nhạy cảm hơn để vươn tới tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Một điều mà Kitô giáo đưa ra đã để lại cho chúng ta những nội dung cần học hỏi, đó là: Họ coi thượng đế vừa là chân lý, vừa là tình yêu thương. Cho nên, tình yêu thương cần phải gắn với sự thật trong cuộc sống. Nếu không có sự gắn kết giữa tình yêu thương và thực tại cuộc sống thì người theo Tôn giáo này sẽ đánh mất tính nhân văn, nhân bản. Vậy nên, yêu thương cần được thực thi trong từng ứng xử, hành động hàng ngày. Điều này thể hiện giá trị đạo đức được xây dựng trên nền tảng nhìn nhận, tôn trọng phẩm giá con người. Ví dụ như: việc bố thí, ủng hộ, tài trợ…nó chỉ trở thành hành động bác ái khi nó xuất phát từ một tình yêu thương chân thật, từ một cái tâm trong sáng. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là Kitô giáo đánh giá những hành động bác ái bên ngoài mà muốn nhấn mạnh tình yêu thương chân tình của con người.

Như vậy, Kitô giáo là một tôn giáo thể hiện khá rõ tư tưởng nhân văn

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 36 - 43)