Tình yêu thương trong Hồ Chí Minh còn là lòng nhân ái, vị tha, khoan dung nhân hậu, hết mực vì con ngườ

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 52 - 55)

tha, khoan dung nhân hậu, hết mực vì con người

Lòng nhân ái, vị tha, khoan dung nhân hậu trong con người Hồ Chí Minh là sự kế thừa các yếu tố truyền thống của dân tộc và phát triển cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước và xu thế chung của thời đại. Từ đây, tình cảm ấy được thể hiện một cách phong phú và sâu sắc. Trước hết, nó là sự kết hợp giữa mong muốn của cá nhân với nhu cầu của dân tộc để có được sự hài hòa giữa tính cá nhân – dân tộc và thời đại. Một lần nữa tác giả xin được nhắc lại sự kiện mà Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Việc làm có ý nghĩa to lớn xuất phát từ lòng bao dung rộng lớn của Người. Rồi trải qua những hoạt động thực tiễn phong phú trên thế giới, Người đã kết hợp được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình với cuộc đấu tranh giải phóng những người bị áp bức khỏi các lực lượng thống trị, từ đó để thực hiện tình yêu thương bắc ái. Lý tưởng của Người là đấu tranh để tiến tới giải phóng loài người. Con đường của Hồ Chí Minh là giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội nhằm tiến tới một “thế giới đại đồng”. Có thể nói điều này thể hiện khá rõ tư tưởng nhân ái, lòng khoan dung của Người. Người từng nói: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no

trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người…”[42, tr. 496]. Như vậy, lòng khoan dung, nhân ái trong Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở việc đấu tranh giành quyền con người mà còn chỉ ra con đường tiếp theo để thực hiện cao nhất quyền con người ấy.

Tinh thần khoan dung, nhân ái ở Hồ Chí Minh xuất phát từ chữ Nhân sáng suốt, có nguyên tắc lấy chính nghĩa làm nền tảng, giải quyết vấn đề giữa con người với nhau trên cơ sở “có tình, có lý”. Theo Người: “NHÂN là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người; những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân.”[46, tr. 291]. Quan điểm của Người khá rõ ràng với từng đối tượng, đồng thời chỉ ra rõ đâu là lực lượng cần cho cách mạng, đâu là kẻ thù cần kiên quyết chống lại để bảo vệ quyền sống cho nhân dân. Và mặc dù nêu cao mục đích đánh bọn thực dân phản động, Người vẫn chủ trương đoàn kết với nhân dân Pháp, làm nhiều việc để giữ gìn mối quan hệ đoàn kết với các lực lượng tiến bộ Pháp. Vì vậy mà tháng 10 năm 1945, Người đã viết thư gửi những người Pháp ở Đông Dương. Trong lá thư đó, Hồ Chí Minh chỉ ra tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đồng thời kêu gọi lương trị những người Pháp sống ở Đông Dương và tuyên bố bảo vệ tài sản tính mệnh họ… Có thể nói bằng tấm lòng nhân nghĩa của mình, với mong mỏi chân thành thiết tha hòa bình để tránh cho hai nước một cuộc chiến tranh đẫm máu, Người đã tạo cho người Pháp sự suy tính trước vấn đề của Việt Nam. Họ thực sự nản lòng hoặc trung lập, có khi là đứng về phía Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mặc dù đế quốc Mỹ gây ra cho chúng ta nhiều đau thương mất mát nhưng thấm nhuần lòng nhân ái, khoan dung của dân tộc, Người vẫn thể hiện một lòng nhân đạo bao la. Người cũng từng nói rằng: Tôi rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam; hay những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau… Rồi tinh thần nhân đạo ấy còn được thể hiện trong chính sách của Nhà nước ta

với tù binh. Người chỉ đạo chúng ta luôn có chính sách khoan hồng và đối xử nhân đạo với họ.

Hồ Chí Minh trân trọng mọi giá trị văn hóa nhân loại, mở lòng mình học hỏi những yếu tố tích cực, tiến bộ của thế giới. Không những vậy, Người còn giao lưu, trao đổi để cùng phát triển. Đó là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dù rất căm phẫn trước những tội ác của kẻ thù nhưng Người vẫn đề cao văn hóa Pháp, Mỹ vẫn ca ngợi truyền thống của họ. Khoan dung, nhân ái trong con người Hồ Chí Minh là sự chấp nhận đối thoại về giá trị, là truy tìm cái chung, cái nhân loại để hòa đồng. Ví như Người đã tìm thấy mong muốn đạo đức tự do, bình đẳng, bác ái, độc lập trong mỗi người dân trên thế giới trong đó có cả người Pháp, người Mỹ. Hay như trong các tôn giáo, Hồ Chí Minh thành thật tôn trọng đức tin của người có đạo, khẳng định lẽ sống cao đẹp, những giá trị đạo đức – nhân văn của các vị đã sáng lập ra đạo đó. Người không bác bỏ, phủ định mà khéo hướng các lý tưởng của các tôn giáo vào mục tiêu giải phóng dân tộc và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.

Như vậy, có thể thấy với sự kế thừa, phát triển truyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng ấy trong hành trình cứu nước của dân tộc. Ở đây, tinh thần khoan dung, nhân ái của Người được biểu hiện như là sức mạnh của cách mạng. Chỉ có cuộc cách mạng chân chính, được lòng dân, mới có sức thuyết phục trái tim, khối óc của quần chúng trong đó có cả những người lầm đường lạc lối.

Đối với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa không chỉ thể hiện bằng lời nói mà nó còn biểu hiện bằng hành động, bằng các cử chỉ với những con người cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà tác giả xin được đưa ra phần dưới đây.

Một phần của tài liệu Đạo đức hồ chí minh về tình yêu thương con người sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w