Đặc điểm của đói nghèo, người nghèo ở miền nú

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 27 - 29)

- Người nghèo chủ yếu là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ…), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém và chủng loại, sản phẩm nghèo nàn thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp. Thời gian lao động của họ thì nhiều nhưng thu nhập lại thấp so với thu nhập của xã hội do đó ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại.

- Đói nghèo mang tính chất vùng rất rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, có tỷ lệ nghèo khá cao. Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía bắc. Bắc trung bộ, tây nguyên và duyên hải miền trung. Đây là vùng có điều kiện sống khó khăn, địa hình cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai thường xuyên xảy ra.

- Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực (đất đai, vốn, kỹ thuật sản xuất), họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo và thiếu nguồn lực, họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát nghèo. Các hộ có ít đất sản xuất và tình trạng không có đất sản xuất có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở miền núi phía Bắc và Tây nguyên. Thiếu đất sản xuất làm ảnh hưởng đến sản xuất tự túc lương thực của người nghèo cũng như gieo trồng cây trồng có giá trị cao và họ vẫn sản xuất theo phương thức tự cung, tự cấp với phương pháp sản xuất truyền thống và mang lại giá trị thấp vì vậy đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Bên cạnh đó đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như: Khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ dịch bệnh và đưa kỹ thuật mới vào sản xuất… khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi hạn chế. Mặt khác người nghèo thường sản xuất, ăn tiêu không có kế hoạch hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện trả nợ các nguồn vốn vay (gốc và lãi) và cuối cùng làm cho họ càng nghèo hơn.

- Người nghèo ở miền núi ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định. Mức thu nhập của họ thấp hầu như chỉ đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống tối thiểu và do vậy không có điều kiện cải thiện cuộc sống hiện tại (nhà ở tạm

bợ, dột nát, con cái thất học, sức khoẻ không được chăm sóc…). Từ đó làm cho việc thoát nghèo trở nên khó khăn hơn.

- Quy mô hộ gia đình thường đông con, tỷ lệ sinh đẻ của các hộ nghèo thường rất cao. Đây là một trong những đặc điểm của các hộ nghèo ở miền núi, từ đó mà tỷ lệ người ăn theo cao đồng nghĩa với thiếu lao động cũng chính là nguyên nhân đói nghèo của họ. Mặt khác các hộ gia đình nghèo ở miền núi nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác. Do đó, số hộ tái nghèo trong tổng số hộ vừa thoát nghèo vẫn còn lớn và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như: thiên tai, mất việc làm và gia đình có người ốm đau dài ngày.

- Do trình độ học vấn thấp nên người nghèo khu vực miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người, thường có không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến luật pháp. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý ở miền núi chưa phát triển là thiệt thòi lớn cho người nghèo tiếp cận các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với họ.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w