- Công nghiệp xây dựng % 19,8 34,6 41,
2.1.3. Nguyên nhân trực tiếp gây ra đói nghèo ở miền núi Thanh Hoá
Cũng như các địa phương khác, đói nghèo của một bộ phận dân cư miền núi Thanh Hoá là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan thuộc về điều kiện tự nhiên và xuất phát điểm về kinh tế - xã hội như:
- Điều kiện địa lý không thuận lợi, mưa lũ thất thường, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, địa hình chia cắt, dân cư sống phân tán.
- Đất đai sản xuất nông nghiệp ít, đất xấu do bạc mầu, điều kiện canh tác khó khăn, năng suất, sản lượng thấp.
- Xuất phát điểm về phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi Thanh Hoá thấp so với mặt bằng chung của cả nước, của cả tỉnh, có tới 90 - 95% thu nhập của các huyện dựa vào kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thu nhập thực tế của đồng bào miền núi Thanh Hoá ở mức thấp 700 - 800 ngàn đồng/người/năm, trình độ học vấn thấp, nhiều người chưa biết chữ (chưa thạo tiếng kinh). Lao động dựa vào tự nhiên và lao động thủ công là chính. Kết cấu hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở phục vụ y tế, giáo dục, văn hoá thông tin chưa phát triển.
Nguyên nhân khách quan thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước như: đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn, cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc chưa hợp lý còn thấp so với chi ngân sách địa phương mới chiếm 31% tổng chi ngân sách địa phương.
- Từ năm 1998 trở lại đây, Chính phủ đã dành một số chương trình đầu tư cho vùng miền núi, vừng đồng bào dân tộc như: Chương trình 135, 661, 134, nước sạch vệ sinh môi trường, kiên cố hoá trường lớp học... nhưng cơ chế hỗ trợ đầu tư còn có nhiều bất cập: đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu tập trung, chưa đủ độ và thiếu sự lồng ghép giữa các chương trình dự án. Quy trình, thủ tục đầu tư còn rườm rà, thiếu sự đấu mối chỉ đạo dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, kém phát huy tác dụng.
- Một số chính sách, cơ chế trợ giúp kéo dài, chậm đổi mới như chính sách trợ giá, trợ cước, tuyển cử, cấp sách vở cho học sinh, cấp tạp chí và báo cho các chi bộ. Chậm đổi mới tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ của người dân, của cấp uỷ, chính quyền các xã, huyện miền núi. Bên cạnh đó có một số chính sách trợ giúp thì đúng nhưng cơ chế thực hiện chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả
thực hiện chưa cao như chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn về nhà ở (Chương trình 134).
Những nguyên nhân nêu trên thường tạo nên tình trạng đói nghèo đối với cả một vệt, một khu vực hoặc một xã, một huyện nghèo; ngoài những nguyên nhân khách quan, đói nghèo do những nguyên nhân chủ quan trực tiếp của từng hộ gia đình như: Thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn sản xuất, thiếu đất sản xuất, thiếu lao động, đông con, ốm đau, gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội.v.v…
Nguyên nhân chủ quan trực tiếp gây ra đói nghèo ở miền núi Thanh Hoá, được phân tích đánh giá dựa trên kết quả điều tra đói nghèo theo tiêu chuẩn mới giai đoạn (2006 - 2010) tổ chức vào tháng 7/2005 được tính toán dựa vào một nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo của các hộ gia đình.
Nguyên nhân chủ quan, trực tiếp dẫn đến đói nghèo trong các hộ gia đình đói nghèo ở miền núi Thanh Hoá được thể hiện sau:
Biểu 2.9: Cơ cấu hộ đói nghèo chia theo nguyên nhân chủ quan trực tiếp
(kết quả điều tra đói nghèo năm 2005)
Tính toán theo một nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo của các hộ gia đình.
Đơn vị tính %
Nguyên nhân đói nghèo
Toàn
tỉnh Miền núi Núi cao Núi thấp Vùng đồi
Cơ cấu 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Thiếu vốn sản xuất 35,81 34,35 33,63 28,05 42,47- Thiếu kinh nghiệm 25,52 26,46 28,30 26,14 20,41 - Thiếu kinh nghiệm 25,52 26,46 28,30 26,14 20,41 - Thiếu lao động 12,58 11,98 10,36 14,86 10,12 - Thiếu đất sản xuất 10,62 11,82 12,42 10,82 11,69 - Ốm đau, đông người 9,85 9,95 9,28 11,58 7,68 - Nguyên nhân khác
(tên nạn xã hội, rủi ro) 5,62 5,42 6,00 7,34 8,26
Qua biểu 2.9 cho thấy:
- Tỷ lệ hộ đói nghèo miền núi Thanh Hoá có nguyên nhân từ thiếu vốn sản xuất năm 2005 chiếm tỷ lệ cao nhất (34,35%), trong đó vùng đồi có tỷ lệ cao nhất (42,47%), vùng núi thấp có tỷ lệ thấp nhất (28,05%), tuy nhiên tỷ lệ hộ đói nghèo thiếu vốn sản xuất của miền núi đã giảm nhiều so với năm 2001 (năm 2001 tỷ lệ này là 45,7%) đó là do trong những năm qua Thanh Hoá đã tập trung huy động các nguồn vốn và thực hiện tương đối tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhưng tỷ lệ hộ nghèo thiếu vốn sản xuất vẫn còn ở mức cao (vùng đồi 42,47%) là do vùng đồi có tiềm năng và lợi thế phát triển vùng cây công nghiệp, có yêu cầu lớn vốn nhưng chưa đáp ứng được, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của đồng bào dân tộc thiểu số còn có hạn chế nhất định.
- Hộ đói nghèo thiếu kinh nghiệm làm ăn ở miền núi Thanh Hoá chiếm 26,46% cao hơn cả tỉnh (cả tỉnh 25,52%) trong đó chia theo vùng thì: Vùng núi cao (28,30%) có tỷ lệ cao nhất, vùng núi thấp (26,14%) vùng đồi (20,41%) là vùng có tỷ lệ thấp nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: Vùng núi cao là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (Mông, Khơ Mú…) có trình độ học vấn thấp, sản xuất vẫn theo phương thức sản xuất truyền thống “Chọc lỗ tra hạt, chờ nước trời, không bón phân) dựa vào điều kiện tự nhiên để tổ chức sản xuất. Đây là một trong những khó khăn trong thực hiện xoá đói giảm nghèo với vùng đồng bào dân tộc. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ đói nghèo ở miền núi Thanh Hoá cao hơn các vùng khác trong phạm vi cả nước.
- Nguyên nhân hộ đói nghèo thiếu lao động ở miền núi về tuyệt đối và tương đối đều thấp hơn của toàn tỉnh. Hộ đói nghèo có nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khoảng 11,98% thấp hơn cả tỉnh (12,58%) trong đó: Vùng núi thấp có tỷ lệ cao nhất (14,86%). Vấn đề đặt ra là tại sao vùng núi thấp có tỷ lệ cao so với các vùng? Lý giải điều này là do điều kiện vùng núi thấp chịu ảnh hưởng của
quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế tác động đến phân công lao động giữa các khu vực, một số lao động trẻ có trình độ văn hóa trung bình ở động động vùng núi thấp chuyển dịch sang làm công nhân công nghiệp ở các khu công nghiệp của các tỉnh nghèo phía Nam và các khu công nghiệp của tỉnh.
- Nguyên nhân về nhận thức của chính ngay những người nghèo: thường thường là cam chịu với sự đói nghèo, nhiều người thiếu ý thức vươn lên trong làm ăn để thoát khỏi đói nghèo, không có kế hoạch chi tiêu phù hợp; một số người còn lười biếng có tưởng ỷ lại chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước.
Các nguyên nhân khác như: Thiếu đất sản xuất (11,82%) đông người ăn theo, có người đau ốm dài ngày (9,95%). Có người mắc tệ nạn xã hội, gặp rủi ro…
Tóm lại, căn cứ vào kinh tế, đói nghèo của các hộ gia đình phân theo
nguyên nhân trực tiếp thì tình trạng đói nghèo ở miền núi Thanh Hoá chủ yếu do thiếu vốn sản xuất và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Trong các nguyên nhân trên còn hàm chứa cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như: Vị trí địa lý, địa hình, giao thông, trình độ sản xuất, trình độ văn hoá, học vấn, điều kiện thông tin thị trường. Tuy nhiên trong khả năng kinh tế của tỉnh, của chương trình xoá đói giảm nghèo, việc đáp ứng nhu cầu cấp bách nhất của người nghèo là có thể thực hiện được thông qua nguồn lực hiện có của chương tình và các nguồn lực có thể huy động được thông qua xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.