Những tồn tại thách thức trong công tác xoáđói giảm nghèo ở miền núi Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 74 - 77)

- Công nghiệp xây dựng % 19,8 34,6 41,

2.2.2. Những tồn tại thách thức trong công tác xoáđói giảm nghèo ở miền núi Thanh Hoá

ở miền núi Thanh Hoá

Phải khẳng định rằng, trong điều kiện của miền núi Thanh Hoá đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu, điểm xuất phát thấp khi bước vào cơ chế thị trường, những thành quả bước đầu trong công tác xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc miền núi Thanh Hoá là đáng phấn khởi, song vẫn còn những tồn tại thách thức trong công tác xoá đói giảm nghèo ở miền núi đặt ra cần phải giải quyết đó là:

- Tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao so với bình quân chung của tỉnh và của cả nước (cuối năm 2007) là 44,79% so với tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh thì tỷ lệ hộ nghèo miền núi cao gấp 1,62 lần, tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng; Hiện còn 7 huyện có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 50% và có 153 xã có tỷ lệ nghèo từ 25% trở lên. Đa số các hộ nghèo tập trung ở vùng có điều kiện khó khăn.

- Những thành tựu đạt được về xoá đói giảm nghèo chưa thật vững chắc và thiếu tính bền vững, tình trạng tái nghèo, phát sinh hộ nghèo còn lớn ở vùng thường xuyên thiên tai xảy ra, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều huyện chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo chưa quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm, có hiện tượng chính quyền một số địa phương”cấp xã phấn đấu trở thành xã nghèo, hộ nghèo”, ỷ lại trong chờ vào nhà nước và cộng đồng.

- Các nguồn lực về tài chính cho xoá đói giảm nghèo được tăng cường nhưng so với nhu cầu chưa đáp ứng được, việc tổ chức lồng ghép các dự án,

chính sách để xoá đói giảm nghèo chưa tốt. Đầu tư quản lý, sử dụng vốn của ngân sách chưa minh bạch, còn để thất thoát; Người nghèo chưa thực sự được bình đẳng trong việc tiếp cận trong các dịch vụ: chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo và tín dụng ưu đãi hộ nghèo.

- Hoạt động của Ban xoá đói giảm nghèo các cấp hoạt động chưa đều, sự phối hợp giữa các ngành thành viên chưa chặt chẽ còn mang nặng tính hình thức. - Khoảng cách giàu nghèo gia tăng: do lịch sử để lại, cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư,. các dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng thấp gia tăng, làm tăng thêm tính bức xúc của xoá đói giảm nghèo ở miền núi Thanh Hoá.

Những tồn tại thách thức trong công tác xoá đói giảm nghèo ở miền núi Thanh Hoá bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tỷ lệ đầu tư cho miền núi còn hạn chế, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp chưa phát triển vẫn mang nặng tính chất của sản xuất tự cung tự cấp.

- Trình độ nhận thức, ý thức tự vươn lên của đa số đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, nguồn lực dành cho xoá đói giảm nghèo tuy được quan tâm, đầu tư nhưng cơ chế thực hiện phân tán làm giảm hiệu quả.

- Ban Chỉ đạo xoá đói giảm nghèo ở các cấp được thành lập mang tính hình thức, thiếu sự phối hợp giữa các ngành thành viên, cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cấp cơ sở chưa được bố trí. Do đó, sự chỉ đạo của các cấp chưa đến được người nghèo và chỉ mang tính phong trào, làm giảm hiệu quả đầu tư của Nhà nước.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ xoá đói giảm nghèo ở miền núi Thanh Hoá:

- Chương trình xoá đói giảm nghèo phải được quán triệt sâu rộng đến từng cộng đồng dân cư và phải được đặt xoá đói giảm nghèo là ưu tiên hàng

đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện.

- Xoá đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội mà trước hết là bổn phận là nghĩa vụ, là trách nhiệm của chính người dân, nhất là đối với người nghèo.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để mọi người dân được tham gai vào các hoạt động của chương trình xoá đói giảm nghèo từ khâu lập kế hoạch, quản lý nguồn lực, triển khai thực hiện, đánh giá, giám sát thực hiện chương trình.

- Xây dựng và mở rộng mô hình xoá đói giảm nghèo gắn với từng vùng, với từng dân tộc cụ thể theo hướng “Cầm tay chỉ việc” gắn với vùng đặc thù để nhân dân đưa vào thực tiễn.

- Huy động nguồn lực tại chỗ kết hợp với sự ủng hộ bên ngoài kiện toàn và tăng cường năng lực cho ban xoá đói giảm nghèo các cấp và cán bộ chuyên trách công tác xoá đói giảm nghèo ở cơ sở.

Chương 3

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 74 - 77)