Đặc điểm của các xã nghèo miền nú

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 29 - 30)

- Về địa lý: các xã nghèo hầu hết là các xã vùng núi cao, xa trung tâm

kinh tế - xã hội, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn nhất là mùa mưa lũ, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nhiều xã vùng cao thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Hàng năm lũ quét thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, đất xấu do bị bào mòn lớp mùn bề mặt…

- Về dân số và dân tộc: số lượng dân ít và phần lớn là đồng bào dân tộc

thiểu số, mật độ dân cư/km2 thấp, lại sống phân tán, thiếu tập trung, không theo quy hoạch, không thuận lợi cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Vùng đồng bào dân tộc thường có quy mô gia đình cao hơn quy mô gia đình

trung bình, tỷ lệ trẻ em và người già phải nuôi dưỡng cao. Ngược lại tỷ lệ lao động thấp kèm theo là tập tục lạc hậu với chi phí tốn kém và ít có tích luỹ, nhất là đồng bào dân tộc ở các xã vùng cao, tính theo thu nhập bình quân đầu người có thể không nghèo nhưng vẫn thiếu ăn khi giáp hạt do chi tiêu không có kế hoạch.

- Về phát triển kinh tế - xã hội: Hầu hết các xã có trình độ phát triển

kinh tế - xã hội còn ở mức thấp, dựa vào sản xuất nông lâm là chủ yếu, kinh tế công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, thu ngân sách thấp chưa đủ chi, hầu hết chi ngân sách phải dựa vào ngân sách trung ương và của tỉnh hỗ trợ.

Tập quán canh tác còn lạc hậu, đa phần người dân còn sản xuất theo mô hình tự cung, tự cấp là chính, chỉ có một phần nhỏ để bán trên thị trường tại địa phương, chưa có sản xuất hàng hoá.

Là xã có đủ 2 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và chưa có đủ 3 trong 6 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cụ thể là: Dưới 30% số hộ được sử dụng nước sạch, dưới 50% số hộ được sử dụng điện; chưa có đường ô tô đến xã, ô tô không đi lại được cả năm, phòng học tranh tre, tạm bợ, chưa có nhà trạm y tế. Ngoài ra tỷ lệ dân số trong độ tuổi không biết chữ và chưa tới trường còn cao, chất lượng giáo dục, y tế còn thấp so với vùng nông thôn đồng bằng, nhiều hủt tục như: ma chay, cưới xin còn lạc hậu chưa được xoá bỏ.

- Về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã cũng rất thấp, hầu hết chưa hiểu

biết về quản lý kinh tế, quản lý các chương trình dự án và quản lý hành chính, họ thường làm theo cảm tính, kinh nghiệm...trong việc quản lý các chương trình dự án trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 29 - 30)