Những bài học kinh nghiệm xoáđói giảm nghèo rút ra đối với Miền núi tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 42 - 44)

- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thái Lan đã đạt được kết quả đáng kể về giảm nghèo đói từ 59% năm 1962 đã

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm xoáđói giảm nghèo rút ra đối với Miền núi tỉnh Thanh Hoá

Qua phân tích lý luận trên và một số kinh nghiệm, chính sách, mô hình giải quyết vấn đề nghèo đói của các nước trong khu vực và một số tỉnh có thể rút ra cho Thanh Hoá những bài học sau:

- Thứ nhất, phải tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ để xây dựng được

một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiến của những vùng khác nhau. Từ đó có kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở đề ra những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở để "đo đếm" đánh giá kết quả đạt được, định ra phương hướng, giải pháp hành động tiến trình thực hiện xoá đói giảm nghèo.

- Thứ hai, xoá đói giảm nghèo phải luôn được coi là mục tiêu xuyên

suốt trong chiến lược phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của tỉnh. Nhà nước ngoài nhiệm vụ đầu tư phát triển chung, tích cực hỗ trợ đầu tư xoá đói giảm nghèo, phải có cơ chế, chính sách xoá đói giảm nghèo rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các nhóm đối tượng (Chẳng hạn, nhóm hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất thì phải có chính sách hỗ trợ tín dụng thích hợp, nhóm thiếu kinh nghiệm và tay nghề lao động thì phải hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục, v.v...) theo nguyên tắc: "Cho cần câu hơn cho sâu cá" và phân cấp mạnh cho cơ sở.

- Thứ ba, phải tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp,

các ngành và người dân về xoá đói giảm nghèo. Sao cho công cuộc xoá đói giảm nghèo phải huy động được tất cả các cấp, các ngành, toàn xã hội tham

gia, không ai là người ngoài cuộc, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo đói thường hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm được thông tin, ít được tham gia vào quá trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công, v.v... Bản thân họ dễ bị mặc cảm, tự ti. Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, trước hết phải làm cho các hộ nghèo vượt qua được những mặc cảm, tự ti vốn có của họ; bảo đảm cho họ được tham gia vào mọi hoạt động của chương trình xoá đói giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn nhân lực, giám sát, đánh giá, v.v....

- Thứ tư, phải thấy rõ vấn đề xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ khó

khăn, phức tạp và lâu dài. Nó liên quan đến nhiều mục tiêu cả kinh tế lẫn xã hội, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành và cấc cấp chính quyền khác nhau. Vì vậy, để đạt được hiệu quả xoá đói giảm nghèo phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư với mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

- Thứ năm, phải làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn

Ban chỉ đạo các cấp, nhất là cấp xã là một trong những yếu tố thành công trong quá trình thực hiện. Kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, ở đâu có Ban xoá đói giảm nghèo xã mạnh thì ở đó hoạt động xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt.

Chương 2

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 42 - 44)