Kinh nghiệm của một số tỉnh về xoáđói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 38 - 42)

- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thái Lan đã đạt được kết quả đáng kể về giảm nghèo đói từ 59% năm 1962 đã

1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh về xoáđói giảm nghèo

* Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Hà Tĩnh

Về xây dựng các mô hình, chỉ đạo ở cấp xa để rút kinh nghiệm triển khai cho các huyện và toàn tỉnh.

Từ nhận thức, nguyên nhân cụ thể về đói nghèo của từng hộ, từng xã, từng vùng rất đa dạng, nên những biện pháp cụ thể về XĐGN cho từng hộ, từng xã cũng khác nhau. Trên cơ sở phân loại theo vùng sinh thái, các giải pháp XĐGN phải được triển khai làm thí điểm, xây dựng mô hình để rút ra bài học, cách làm để nhân rộng. Để nghiên cứu các giải pháp XĐGN, Hà Tĩnh đã phân chia và đi sâu nghiên cứu đặc điểm của từng vùng sinh thái khác nhau. Chẳng hạn, huyện Thạch Hà chỉ có 44 ngàn ha đất tự nhiên nhưng được chia làm 5 vùng kinh tế - sinh thái rất rõ rệt.

- Các xã vùng 1 (vùng biển bãi ngang): Có 10 xã thì 5 xã nghèo, đồng dân những ít đất, hầu như không có công trình thuỷ lợi.

- Các xã vùng Bắc Hà: Thuỷ lợi khó khăn, đất đai khô cằn, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển.

- Các xã vùng cửa biển: Tuy không có công trình thuỷ lợi, dân đông, đất cát, đất bạc màu nhưng làm nghề biển và phát triển được các ngành nghề dịch vụ nên kinh tế và mức sống khá hơn hai vùng đã nêu trên.

- Các xã vùng núi phía Tây huyện: Đất nông nghiệp nhiều nhưng là những xã mới hình thành nên thiếu thốn về kết cấu hạ tầng KT - XH. Tỷ lệ nghèo cao, có 02 xã tỷ lệ hộ nghèo đói trên 40% số hộ.

- Các xã vùng trung tâm huyện: Có truyền thống thâm canh lúa nước, thuận tiện về giao thông, thuỷ lợi nhưng bình quân đất nông nghiệp cho một hộ nhân khẩu thấp lại độc canh nên cũng gặp không ít khó khăn trong XĐGN. Qua việc nghiên cứu nghèo đói ở những vùng sinh thái khác nhau, Hà Tĩnh nhận ra rằng: Nghèo đói vừa có điểm chung, vừa có tính đặc thù riêng của từng địa bàn cụ thể. Do vậy, trong chỉ đạo phải sau sát, vận dụng cơ chế chính sách chung và điều kiện cụ thể một cách năng động. Từ nhận thức đó, các huyện đều có chỉ đạo điểm hoặc xây dựng các mô hình điểm.

Một điển hình tiêu biểu là xã Kỳ Thọ (Kỳ Anh) đã xây dựng được mô hình tốt về XĐGN. Xã Kỳ Thọ là xã thuần nông nhưng đất đai bị nhiễm mặn nên đời sống nhân dân rất khó khăn. Đến năm 1997 vẫn còn 43% số hộ trong xã thuộc diện hộ nghèo. Trước hết, xã tập trung đầu tư nâng cấp những điều kiện sản xuất chung, tạo môi trường thuận lợi cho các hộ: Xây dựng đê ngăn mặn, xây dựng trạm biến thế điện 200 KVA, nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ lợi, làm đường trục chính... Đồng thời, các cấp chính quyền và đoàn thể quần chúng đi sâu nắm rõ hoàn cảnh cụ thể từng hộ nghèo đói. Hình thành tổ chức chỉ đạo xoá đói giảm nghèo trên cơ sở lồng ghép các chương trình đầu tư và kết hợp sức mạnh của cả cộng đồng, v.v... Nhờ đó, chỉ trong 2 năm (1997 - 1999) lương thực bình quân đầu người từ 408 kg lên 477 kg, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43% xuống còn 22,2%, số hộ khá, hộ giàu từ 129 hộ tăng lên 242 hộ, v.v... Mô hình Kỳ Thọ đã tác dụng tích cực đối với một số xã trong vùng, trong huyện và có tác dụng tích cực trong phạm vị cả tỉnh.

* Kinh nghiệm XĐGN của Tỉnh Đắc Lắc

Thực hiện xây dựng mô hình phát triển kính tế gắn với tăng cường cán bộ chuyên trách xoá đói giảm nghèo cho vùng đồng bào Dân tộc.

Đắc Lắc là một tỉnh Miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, Đắc Lắc có diện tích tự nhiên trên 13.120Km2, dân số trên 1,8 triệu người với 44 dân

tộc anh em sinh sống, trong đó có khoảng 30% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 25,55% Năm 2001 xuống còn 9,04% Năm 2005, vượt mục tiêu Nghị quyết Tỉnh, Đảng bộ lần thứ XIII đề ra.

Điểm nổi bật trong công tác giảm nghèo ở Đắc Lắc đó là:

- Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nghị quyết tập trung ưu tiên nguồn lực cho chương trình giảm nghèo. Ngoài nguồn lực của trung ương hỗ trợ theo chính sách chung. Hàng năm ngân sách địa phương dành tối thiểu 1,5% Tổng chi ngân sách địa phương, hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên mỗi xã 400 triệu đồng/năm, hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% đến 50% mỗi xã 200 triệu đồng. Đồng thời bố trí mỗi xã phường 1 cán bộ chuyên trách làm công tác xoá đói giảm nghèo với mức phụ cấp 450.000đ/tháng. Hộ thoát nghèo tiếp tục được hưởng chính sách về tín dụng, y tế, giáo dục, khuyến nông-khuyến lâm, dạy nghề trong vòng 2 năm kể từ ngày công bố thoát nghèo.

- Tập trung sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành thông qua việc xây dựng mô hình giảm nghèo điểm gắn với từng vùng, từng dân tộc để chỉ đạo nhân ra diện rộng như: mô hình “10 giúp 1” ở huyện EaHleo; mô hình “Đào tạo và tuyển dụng lao động nghèo và người dân tộc thiểu số”, mô hình “Khoán quản lý bảo vệ rừng” ở Huyện Krông Pắc và EaHleo...Với cách làm đó, qua 2 năm (2006-2007), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,55% đầu năm 2006 xuống còn 18,66% cuối năm 2007, bình quân giảm 4,4%/năm.

- Thực hiện tốt các chính sách đã ban hành: Trong 2 năm qua ngân hàng chính sách tỉnh đã giải quyết cho 63.400 hộ nghèo vay vốn với tổng số tiền 432 tỷ đồng gắn với tập huấn hướng dẫn cách làm ăn cho 24.000 lượt hộ

nghèo, xây dựng 178 mô hình, điểm trình diễn...gắn với sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện cuộc vận động gây quỹ: “Ngày vì người nghèo” hỗ trợ xây dựng trên 1000 căn nhà Đại đoàn kết; Hội Phụ nữ “Phong trào hỗ trợ phụ nữ nghèo”, “giúp đỡ hội viên nghèo” của Hội cựu chiến binh; “Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” của đoàn Thanh niên v.v...

- Làm tốt công tác rà soát, xác định hộ nghèo, theo dõi biến động hộ nghèo và triển khai các chính sách, dự án đến với người nghèo đúng đối tượng, các thủ tục hỗ trợ người nghèo về vay vốn, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí… đã có nhiều đổi mới linh hoạt, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng chính sách, chế độ kịp thời…

Tóm lại: Xác định rõ tầm quan trọng cũng như những khó khăn và

thách thức đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Đắc Lắc đã kiên quyết chỉ đạo các sở, ban ngành, các cấp cơ sở tiếp tục khắc phục khó khăn, tồn tại, đề ra các biện pháp giải pháp, cách làm mới có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tập trung huy động nhiều nguồn lực, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia công tác xoá đói giảm nghèo với bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn đó là:

Một là, tập trung nguồn lực và thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ cho

đồng bào dân tộc thiểu số, các dự án phát triển kinh tế xã nghèo, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo tới các xã nghèo.

Hai là, từng bước cải tiến các thủ tục vay vốn, tăng cường phối hợp

chặt chẽ giữa cho vay vốn với các ngành, Hội, đoàn thể trong việc hướng dẫn cách làm ăn giúp đỡ hộ nghèo vay vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả.

Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức

nghèo gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn hay, mô hình mới. Thực hiện đối thoại trực tiếp giữa người nghèo với các cơ quan chức năng nhằm xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan đối với công tác xoá đói giảm nghèo…

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo rút ra đốivới Miền núi tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 38 - 42)