- Công nghiệp xây dựng % 19,8 34,6 41,
2.1.2.2. Hậu quả của tình trạng đói nghèo ở miền núi Thanh Hoá
Kết quả điều tra xác định hộ đói nghèo năm 2005 trên địa bàn miền núi cho thấy: Hộ đói nghèo thường bị tác động và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả chủ quan và khách quan, trên thực tế rất khó xác định đâu là yếu tố đầu tiên gây ra đói nghèo.
Nguyên nhân và hậu quả của tình trạng đói nghèo nói chung và miền núi Thanh Hoá nói riêng thể hiện rất đa dạng, lúc là nguyên nhân, lúc giữ vai trò là hậu quả. Bằng phương pháp tiếp cận khoa học mang tính thực tiễn có thể nhận thấy đói nghèo ở miền núi Thanh Hoá có những nguyên nhân và hậu quả chủ yếu sau:
- Đói nghèo có sự tác động rất lớn đến phân hoá giàu nghèo giữa các cộng đồng các dân tộc, giải quyết không tốt xoá đói giảm nghèo thì để lại hậu quả khó lường về phân chia và tạo ra mâu thuẫn sắc tộc, phân hoá giai cấp trong từng cộng đồng dân tộc, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số do đời sống khó khăn, đi tìm đất mới tạo ra làn sóng di cư tự do của đồng bào nhất là người Mông trên vùng cao huyện Mường Lát với hơn 8 000 dân di cư từ các tỉnh phía Bắc vào để lại một hậu quả về kinh tế, chính trị, xã hội rất phức tạp, khó lường v.v.. Trên 15 400 ha rừng nguyên sinh đầu nguồn bị chặt phá để có đất đốt nương làm rẫy nhằm giải quyết lương thực, nạn săn bắt thú rừng, xâm canh, xâm cư gây mất đoàn kết với đồng bào dân tộc thiểu số địa phương. Gia tăng nạn buôn lậu vũ khí, ma tuý qua biên giới xâm phạm hiệp định biên giới
với Lào, truyền đạo tin lành trái phép trong cộng đồng người Mông đã tác động xấu đến việc giữ vững an ninh chính trị vùng cao biên giới.
- Đói nghèo kéo theo sự kém phát triển của sản xuất mang tính tự nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội xuống cấp nghiêm trọng, để giải quyết vấn đề này hàng năm nhà nước phải dành phần lớn ngân sách để đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, làm hạn chế nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế. Mặt khác tình trạng đói nghèo đã để lại hậu quả hàng năm ngân sách tỉnh phải dành 10 - 15 tỷ đồng mua 2000 - 3000 tấn gạo để cứu đói đột xuất cho 3 - 4 vạn người trong dịp giáp hạt, hỗ trợ về y tế, giáo dục…nhằm đảm bảo an ninh xã hội làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
- Về mặt xã hội: Tình trạng đói nghèo ở miền núi Thanh Hoá đã để lại hậu quả xã hội gián tiếp như: Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi huy động ra lớp đạt 86,7% thấp hơn so với của tỉnh, tỷ lệ qua đào tạo của lao động đạt 17,6%, mê tín dị đoan gắn với truyền đạo trái pháp luật có chiều hướng gia tăng, nạn buôn bán và sử dụng ma tuý gia tăng ở địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Lang Chánh, Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức cao (34,3%), nhiều địa bàn người dân chưa được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản xã hội. Tỷ lệ các gia đình sử dụng nước sạch đạt thấp 34,38%, nạn đói giáp hạt là mối lo của đồng bào các dân tộc vùng cao.