- Công nghiệp xây dựng % 19,8 34,6 41,
3.2.1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo
Như đã phân tích ở phần thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hoá cho thấy xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng tâm được cụ thể hoá bằng chiến lược, kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xoá đói giảm nghèo được thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia.
Để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, trong tổ chức chỉ đạo điều hành cần tập trung làm tốt các giải pháp cơ bản sau:
Một là, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy năng lực sáng tạo của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã ở địa phương gắn với xoá đói giảm nghèo.
Như chúng ta đã biết, ở những địa phương tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tốt thì quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân được phát huy, phương châm của quy chế dân chủ ở cơ sở là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; đồng thời quy chế dân chủ ở cơ sở cũng phải đưa ra được các quy định cụ thể về những việc Hội đồng nhân dân và UBND xã phải thông tin
kịp thời và công khai để dân biết; Những việc dân biết, dân bàn và quyết định trực tiếp; Những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; Những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân chủ ở xã…Quyền bình đẳng và quyền tự do của người dân được phát huy trong đời sống kinh tế và xã hội, trong việc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền có việc làm, quyền có nhà ở, quyền học hành, quyền được chăm sóc y tế…không phân biệt tôn giáo, nam nữ, dân tộc ít người.
Điều đó thực sự là nguồn động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của dân cư trong phát triển kinh tế xã hội, cải thiện dân sinh, góp phần xoá đói giảm nghèo ở miền núi Thanh Hoá.
Hai là, Thực hiện tốt việc gắn kết phát triển kinh tế với mục tiêu tăng
cường năng lực của người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện điều kiện và mức sống của các tầng lớp dân cư trở thành một động lực hết sức quan trọng góp phần thực hiện có kết quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo của các địa phương.
Trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế luôn luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, coi con người vừa là động lực và vừa là mục tiêu của sự phát triển, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường.
Đối với miền núi Thanh Hoá, ngoài việc thực hiện tốt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) đang tổ chức triển khai trên địa bàn 89 xã, cần tập trung thực hiện tốt đề án phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòn an ninh Miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 theo Quyết định số 253/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu “Đưa Miền Tây tỉnh Thanh Hoá thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo vệ tốt quốc phòng, an ninh biên giới và bảo đảm môi trường bền vững”. Thực hiện lồng ghép các chương trình 135 với dự án ổn định đời sống,
sản xuất và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào Mông huyện Mường Lát theo Quyết định số 456/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Với mục tiêu: “Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, thực hiện sắp xếp lại dân cư và đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu cho từng làng bản. Phấn đấu đến năm 2010 đồng bào Mông định canh, định cư vững chắc, không còn tình trạng di dân tự do, từng bước vượt ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển…”
Chương tình tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế và công trình thuỷ lợi…) cho các xã nghèo đặc biệt khó khăn. Ngoài ra chương trình còn đề ra nhiều biện pháp như: Khuyến lâm, khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, cho vay vốn và được lồng ghép với chương trình khác để đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác, Nhà nước chủ trương gắn chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để giải quyết đồng bộ tất cả các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo. Các chính sách trợ giúp của Chính phủ cho đồng bào Miền núi được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia như: Dự án trống mới 5 triệu ha rừng, định canh định cư, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, dân số kế hoạch hoá gia đình…Chính sách cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo với lãi suất ưu đãi, tín dụng hỗ trợ việc làm, tín dụng cho học sinh sinh viên. Thông qua Ngân hàng chính sách xã hội. Ngoài ra Nhà nước thực hiện các chính sách trợ giúp về mặt xã hội đối với người nghèo, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài chính sách của Trung ương, đối với miền núi Thanh Hoá cần thực hiện tốt các chính sách của tỉnh như: Chính sách hỗ trợ cước và trợ giá sản xuất giống lúa, ngô chịu hạn, chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc,
chính sách phát triển cao su tiểu điền, chính sách thuỷ lợi nhỏ ở miền núi...Nhằm hỗ trợ sản xuất nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc miền núi.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm nghèo nhằm trợ giúp các xã nghèo, hộ nghèo phát triển kinh tế theo hướng sau:
- Tiếp tục tăng nguồn vốn tín dụng xoá đói giảm nghèo, đổi mới phương thức cho vay nhằm trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nghèo vượt lên thoát nghèo. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ về vốn tín dụng, tạo điều kiện về mặt bằng kinh doanh, tạo cơ hội làm ăn và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phù hợp.
- Thực hiện xoá bao cấp trong xoá đói giảm nghèo, chuyển sang những phương pháp, phương thức hỗ trợ phù hợp với kinh tế thị trường sửa đổi chính sách trợ giá, trợ cước và chính sách cấp không thu tiền một số hàng hoá cho miền núi, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh chính sách xã hội như: Các chính sách khám chữa bệnh, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sạch và vệ sinh môi trường theo phương thức trực tiếp đến đối tượng.
Bốn là, thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội đi đôi với đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo theo định hướng sau:
- Triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội về phòng chống thiên tai, giảm thiểu rủi ro cho các nhóm yếu thế, hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc và khẩn cấp của những người có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế tình trạng tái nghèo.
- Thực hiện tốt trợ giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ công thiết yếu, nhất là dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ. Mở rộng diện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và hộ nghèo vùng 135 theo Quyết định 139/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện miễn giảm học
phí và hỗ trợ phụ cấp cho học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các cấp học, Nhà nước hỗ trợ ngân sách để đầu tư trường lớp học cho người nghèo.
- Tổ chức tổng kết và nhân rộng các mô hình xã hội hoá xoá đói giảm nghèo có hiệu quả, tăng cường lồng ghép các chương trình dự án phát triển với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống nhân dân ở vùng nghèo, xã nghèo miền núi. Đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc tăng cường dân chủ và công khai hoá các hoạt động xoá đói giảm nghèo để dân biết,dân bàn, dân tham gia và giám sát thực hiện để công tác xoá đói giảm nghèo thực sự của dân, nhà nước hỗ trợ với vai trò là bà đỡ.
3.2.2. Nâng cao nhận thức và quyết tâm thoát nghèo của chính người nghèo, hộ nghèo ở miền núi Thanh Hoá
Để nâng cao nhân thức và quyết tâm thoát nghèo của chính người nghèo, ngoài việc tuyên truyền các chủ trương chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao nhận thức của chính người nghèo trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:
- Một là, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng về kinh tế để
mọi người có điều kiện tham gia đầy đủ vào quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Nhà nước ban hành những cơ chế chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có điều kiện đặc khó khăn để người nghèo, hộ nghèo có điều kiện phát triển và thực sự được hưởng thụ thành quả của quá trình tăng trưởng kinh tế, xoá bỏ mặc cảm tự ti, vươn lên thoát nghèo.
- Hai là, tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở xã phường, thị
chính sách và mục tiêu xoá đói giảm nghèo của địa phương, đồng thời có trách nhiệm tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách trợ giúp của Nhà nước và mục tiêu xoá đói giảm nghèo của địa phương.
- Ba là, tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp cho người
nghèo, hộ nghèo hiện có như: Chính sách giao đất, giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, chính sách định canh định cư ổn định sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc sinh sống ở miền núi; tạo điều kiện để các hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về: Giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình…Tiếp tục hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm nghèo hiện có, đẩy mạnh việc trợ giúp người nghèo vươn lên thoát khỏi diện nghèo. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng, tạo điều kiện về mặt bằng kinh doanh, tạo cơ hội làm ăn và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phù hợp.
- Bốn là, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và nguồn
lực của người nghèo, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nước sạch và vệ sinh môi trường, nhà ở…Bổ sung một số chính sách trợ giúp của nhà nước đối với nhóm người dễ bị tổn thương, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp họ có cơ hội tạo việc làm, có thu nhập, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động cộng đồng và được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.