Biểu 2.5: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 54 - 56)

- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện xoáđói giảm nghèo, Thái Lan đã đạt được kết quả đáng kể về giảm nghèo đói từ 59% năm 1962 đã

3. Biểu 2.5: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế

TT Nhóm ngành kinh tế Năm Tăng (+),giảm (-)

2000 2004

A B 1 2 3=2-1

Tổng số 100,0 100,0 -

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 90 88,1 - 1,9

2 Công nghiệp, xây dựng 2,7 3,3 + 0,6

3 Thương mại, dịch vụ 7,3 8,6 + 1,3

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hoá.

Trình độ văn hoá của lao động trong độ tuổi: tốt nghiệp tiểu học chiếm 35,18%, tốt nghiệp trung học cơ sở 34,0%, tốt nghiệp trung học phổ thông 17,9%, lao động chưa biết chữ 4,23%. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên dưới 2% (năm 2004). Lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 88,1% lao động xã hội, phần lớn chưa được đào tạo. Số người được đào tạo có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 9% tổng số lao động, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế và quản lý nhà nước. Đây là một trở ngại, thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo của miền núi tỉnh Thanh Hoá.

Về giáo dục-đào tạo:

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo vùng Miền núi được cấp uỷ Đảng và Chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm cả về cơ sở vật chất và lực lượng giáo viên. Hệ thống trường học các cấp học được đầu tư mạng lưới trường lớp đã có đến thôn, bản, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Mỗi xã trên địa bàn có 1- 2 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở; mỗi huyện có ít nhất 01 trường trung học phổ thông và 01 trường trung học cơ sở nội trú tại trung tâm huyện; cơ sở vật chất các trường phổ thông dân tộc nội trú được nâng cấp, cải tạo; ở những thôn bản xa trung tâm xã, cụm xã đã tổ chức các lớp, các nhóm học, lớp ghép cho học sinh bậc tiểu học được các thầy, cô giáo, đến tận nơi để dạy học cho con em của đồng bào các dân tộc miền núi.

Các chính sách hỗ trợ giáo dục của Nhà nước đối với học sinh dân tộc thiểu số, vùng 135, các xã nghèo miền núi như: Hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt là các hộ nghèo giảm bớt khó khăn trong việc học.

Tỷ lệ các em học sinh trong độ tuổi đến trường ngày một tăng (thể hiện qua biểu 6 sau). Đáng chú ý là số học sinh trung học phổ thông, tỷ lệ đi học

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w