Singapo: là nước có số dân ít, thu nhập cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, do đó chương trình giảm nghèo đói ở Singapo có khác với các nước khác trong

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 35 - 37)

đó chương trình giảm nghèo đói ở Singapo có khác với các nước khác trong vùng: đó là sự trợ giúp của nhà nước cho tầng lớp nghèo không tác động trực tiếp mà gián tiếp qua phát triển ngành sử dụng nhiều lao động và đào tạo, nâng cao khả năng thích ứng của con người trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động thế giới. Do đó, để giảm nghèo đói chính phủ Singapo tập trung vào hai chiến lược:

Thứ nhất, phát triển kinh tế gắn với sử dụng nhiều lao động được đề ra

cho giai đoạn 1966-1979 bằng việc định hướng ưu tiên sản xuất công nghiệp dành cho xuất khẩu và nhanh chóng tham gia vào phân công lao động quốc tế. Với chiến lược này, Singapo chủ trương thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nhanh tạo ra sản phẩm xuất khẩu như ngành dệt, may mặc xuất khẩu, lắp ráp thiết bị điện tử và các

phương tiện giao thông vận tải. Đồng thời với phát triển các ngành trên, chính phủ còn xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ngành xây dựng cơ bản, với mục tiêu là tạo được nhiều việc làm cho dân chúng và tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài.

Khi đã đạt được mục tiêu chính là tạo đủ công ăn việc làm cho dân chúng vào cuối năm 1973, Chính phủ mới chuyển hướng đổi mới công nghệ và sử dụng nhiều chất xám, công nhân kỹ thuật cao.

Thứ hai, đầu tư vào con người. Nhà nước đã chi một khoản tiền rất lớn

khoảng 6% tổng thu nhập quốc dân, cho phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế và từ thiện. Trong những năm 60 - 70, riêng chi phí cho giáo dục bình quân hàng năm chiếm khoảng 16% trong Ngân sách Nhà nước. Đây là những nỗ lực lớn của Nhà nước trong việc nâng cao mức sống vật chất và dân trí cho dân chúng. Kết quả của chính sách trên là đã đưa tới tỷ lệ dân cư biết đọc biết viết từ 72% năm 1970, lên 88% năm 1990.

Thêm vào đó, Chính phủ đề ra chính sách điều chỉnh mức lương có lợi cho người trực tiếp sản xuất nên chênh lệch mức lương của những người làm việc trong thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân ngày càng thu hep. Đó là một thành tích có ý nghĩa xã hội, chính trị sâu sắc. Nó đã làm cho sự chênh lệch mức sống và thu nhập giữa các nhóm dân tộc và những người có nghề nghiệp khác nhau ngày càng thu hẹp.

Các nỗ lực xoá đói, giảm nghèo của chính phủ Singapo đã làm cho tỷ lệ nghèo, ngày càng giảm. Nếu vào cuối thời kỳ thuộc địa Anh có tới 40% hộ ở Singapo thuộc diện nghèo, thì đến giữa những năm 70 đã giảm còn 17% và năm 1982 con số đó là 8%. Đến cuối năm 1988, số gia đình nghèo chỉ còn chiếm khoảng 3,5% dân số cả nước.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w