Các quan điểm cơ bản về xoáđói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 77 - 82)

- Công nghiệp xây dựng % 19,8 34,6 41,

3.1.1. Các quan điểm cơ bản về xoáđói giảm nghèo

Một là, phải coi xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn bộ hệ thống chính trị và sự nỗ lực của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Nhà nước.

Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của toàn xã hội hiện nay.

Ngay từ khi nước nhà mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: Giành được độc lập rồi mà nhân dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu thì độc lập đó phỏng có ích gì? Người còn nhấn mạnh phải ra sức phát triển sản xuất, kinh tế làm cho mọi người ra khỏi đói nghèo lam lũ vươn lên đủ ăn, khá giả, giàu có. Ai đã giàu có rồi, vươn lên giàu có hơn nữa. Hơn ai hết, Người nhận thấy: Đói nghèo, lạc hậu, dốt nát là những kẻ thù nội xâm làm suy yếu đất nước và chế độ. Chỉ có vượt qua đói nghèo lạc hậu, tiến tới phát triển và ngày càng phát triển, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân, đó mới là mặt tích cực, bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Theo lời dạy của Bác Hồ, từ nhiều năm nay Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh cuộc vận động xoá đói giảm nghèo, coi đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 23-CTTW ngày 29/11/1997 về lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Chỉ thị xác định: "…àxoáđói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn

định, phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa; kế tục và phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc" [2, tr.68-69]. Phong trào xoá đói giảm nghèo được khởi đầu từ năm 1992 từ thành phố Hồ Chí Minh và trở thành một chương trình quốc gia vào cuối năm 1998, xoá đói giảm nghèo đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là hàng triệu những người nghèo tham gia. Với tầm cỡ to lớn những cũng đầy khó khăn phức tạp. Xoá đói giảm nghèo không thể chỉ đứng lại ở các chủ trương, đường lối chung, mà phải có sự phối hợp đồng bộ nhất quán từ chủ trương, đường lối của Đảng; các chính sách, biện pháp quản lý cụ thể của nhà nước và cuối cùng là sự nỗ lực của mỗi gia đình, của chính bản thân người lao động.

Hai là, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp về kinh tế với chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị trong xoá đói giảm nghèo.

Đói nghèo trước hết là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã hội, hậu quả của đói nghèo tác động trực tiếp đến hiện trạng phát triển kinh tế và thông qua kinh tế tác động đến tình hình xã hội. Vì đói nghèo dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, trong nền kinh tế thị trường phân hoá giàu nghèo không chỉ là phân hoá thu nhập, tài sản, mức sống, mà còn kéo theo phân hoá xã hội: mức học vấn, văn hoá, lối sống, vị thế xã hội, quan hệ xã hội…Phân hoá giàu nghèo khi vượt quá giới hạn cho phép sẽ biến thành phân hoá giai cấp làm suy yếu khối liên minh công – nông – trí thức và sự bền vững của chính trị, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Vì vậy xoá đói giảm nghèo không chỉ có các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế mà còn gắn liền với các chính sách xã hội, đặt trong tổng thể của sự ổn định chính trị. Trong đó ổn định chính trị vừa là yêu cầu hàng đầu, là nền tảng cơ bản, vừa là điều kiện để phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Có thể nói chính sách xã hội không chỉ tạo ra nền tảng ổn định xã hội để phát triển, mà còn tạo ra động lực của sự phát triển bởi vì giải quyết các vấn đề xã hội là thực hiện giải phóng sức lao động, hướng tới xây dựng con người làm chủ xã hội. Vì vậy, không thể coi chính sách xã hội là "cái đuôi" và đi sau chính sách kinh tế; giải quyết tốt những vấn đề xã hội là điều kiện ổn định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [25, tr.28].

Phát triển kinh tế, phải đặc biệt chú trọng bảo vệ lợi ích, quan tâm tới đời sống của các tầng lớp cơ bản trong xã hội như công nhân, nông dân, trí thức, các lực lượng bảo vệ an ninh cho chế độ. Đây chính là cơ sở của chế độ chính trị, không được để xảy ra hiện tượng người lao động bị bần cùng hoá, bị bóc lột một cách tràn lan, bị ngược đãi, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường.

Ổn định chính trị là điều kiện cần thiết để xoá đói giảm nghèo, những thành công của xoá đói giảm nghèo sẽ là nhân tố quan trọng để củng cố, bảo vệ chế độ chính trị, giữ vững sự ổn định chính trị. Mọi biện pháp để xoá đói giảm nghèo phải nhìn nhận từ góc độ kinh tế – xã hội và hơn nữa còn phải nhìn nhận từ góc độ chính trị.

Ba là, coi trọng việc phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo.

Mặc dù xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng để vượt qua đói nghèo thì lại phải bằng chính sự tự vươn lên của người nghèo, hộ nghèo. Nhà nước, cộng đồng xã hội chỉ có thể vai trò bà đỡ tạo điều kiện hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để người nghèo tiếp cận được với nguồn lực phát triển, còn có tận dụng được những nguồn lực đó hay không thì còn phụ thuộc vào chính họ. Tính chất trợ giúp, hỗ trợ phát triển với vai trò bà đỡ là nét nổi bật của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.

Cần quán triệt quan điểm này và thể hiện nó một cách toàn diện trong nội dụng và biện pháp xoá đói giảm nghèo. Nói một cách khác hình ảnh là: giúp họ "cái cần câu", hướng dẫn họ cách câu, tạo ra điều kiện (tức chỉ chỗ làm ăn và giúp họ tiêu thụ sản phẩm làm ra) chứ không nên cho sẵn họ con cá. Xoá đói giảm nghèo bằng cứu trợ nhân đạo thuần tuý chỉ là giải pháp thụ động, chắp vá, phi kinh tế và không sao giải quyết được triệt để đói nghèo.

Bốn là, huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong tỉnh, đồng thời mở rộng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài cho việc xoá đói giảm nghèo.

Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ rất khó khăn và không thể thực hiện được trong vài ngày, vài tháng, nó đòi hỏi các nguồn lực vật chất và tinh thần rất to lớn, trong đó trước hết là các nguồn lực vật chất như: tài nguyên, đất đai, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, trình độ tay nghề của người lao động và các môi trường chính trị, xã hội, kết cấu hạ tầng khác…

Nguồn tài chính của nhà nước là rất quan trọng, song không thể chỉ trông chờ vào một nguồn đó, nhất là trong điều kiện ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, ngân sách địa phương thu không đủ chi, hàng năm phải nhận trợ cấp ngân sách tùa trung ương mà phải huy động mọi nguồn tài chính có thể huy động được cho xoá đói giảm nghèo (phải xã hội hoá).

Bác Hồ của chúng ta đã từng khẳng định: "Công việc chống nạn đói, cũng như công việc to lớn khác phải kiên quyết, phải sẵn lòng hy sinh, phải toàn dân nhất trí" [20, tr.93-94].

Chỉ có huy động mọi nguồn lực xã hội bằng cả biện pháp kinh tế và xã hội mà tiêu biểu là xã hội hoá phong trào xoá đói giảm nghèo để cùng với nhà nước tập trung sức giải quyết việc xoá đói giảm nghèo. Không như vậy, không thể huy động được một nguồn lực lớn, trị giá 27 - 28 nghìn tỷ đồng cho chương trình xoá đói giảm nghèo. Nhà nước dù đầu tư mạnh đến đâu cho xoá

đói giảm nghèo cũng vẫn là có hạn. Chỉ có sự đóng góp của toàn xã hội, mà trong đó nhà nước là trung tâm mới có thể đưa sự nghiệp xoá đói giảm nghèo đến thắng lợi.

Xoá đói giảm nghèo phải đặt trong quá trình mở rộng hợp tác, tranh thủ khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ các nước, các tổ chức quốc tế bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế và thông lệ quốc tế.

Đây là một sự bổ trợ quan trọng cho các nguồn lực trong nước, vì chúng ta đang hoà nhập toàn diện với các nước trong khu vực và trên thế giới, đang có nhiều khả năng tìm kiếm đối tác, phát triển các dự án phối hợp, các nguồn tài trợ và viện trợ nhân đạo cho chương trình xoá đói giảm nghèo. Cần tăng cường các hình thức trao đổi giao lưu hợp tác đó.

Năm là, trong quá trình xoá đói giảm nghèo cần khuyến khích một bộ phận dân cư vươn lên làm giàu, đồng thời ưu tiên xoá đói giảm nghèo ở các đối tượng chính sách và các vùng đặc biệt khó khăn.

Xoá đói giảm nghèo không phải là chủ trương riêng, tách biệt khỏi các giải pháp phát triển kinh tế xã hội mà luôn luôn nằm trong chiến lược tổng thể của quá trình phát triển. Các hộ nghèo tồn tại bên cạnh các hộ hộ không nghèo, các vùng nghèo tồn tại bên cạnh các vùng không nghèo trong mối quan hệ qua lại tác động với nhau. Khuyến khích, tạo điều kiện cho một bộ phận dân cư có điều kiện vươn lên làm giàu trước để tạo lập những hạt nhân, những động lực thúc đẩy kinh tế trong vùng giống như việc tạo ra một hiệu ứng lan toả, từ đó tác động đến sự phát triển của các hộ nghèo trong vùng.

Trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII có viết: Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Coi một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. Đồng thời có chính sách ưu đãi hợp lý về tín dụng, về thuế,

đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người nghèo có thể vươn lên làm đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả [14, tr.47].

Bên cạnh việc khuyến khích một bộ phận dân cư có điều kiện vươn lên làm giàu, cần có biện pháp ưu tiên đối với các hộ thuộc diện gia đình chính sách như gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình có công với nước…để các hộ này có thể nhanh chóng thoát nghèo. Đó chính là việc kết hợp sự tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

Đối với các vùng đặc biệt khó khăn càng cần phải có những giải pháp ưu tiên mạnh về nhiều mặt là các vùng căn cứ địa cách mạng, những vùng đã chịu sự tàn phá nặng nền trong chiến tranh. Nếu để các vùng này tự vươn lên thì sẽ rất khó khăn và lâu dài, thậm chí có những vùng không thể tự vươn lên nếu không có sự hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w