Phương hướng xoáđói giảm nghèo ở miền núi tỉnhThanh Hoá giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 82 - 85)

- Công nghiệp xây dựng % 19,8 34,6 41,

3.1.2. Phương hướng xoáđói giảm nghèo ở miền núi tỉnhThanh Hoá giai đoạn 2006

Hoá giai đoạn 2006 - 2010

Thứ nhất, xoá đói giảm nghèo phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là bộ phận quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư.

Xoá đói giảm nghèo không phải là giải pháp tình thế, mà về lâu dài để đảm bảo tính bền vững cũng như tính hiệu quả của chương trình xoá đói giảm nghèo phải được gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Về công nghiệp, khai thác lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đất đai, nguồn thuỷ năng để phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng công nghiệp trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi. Trước mắt tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây là lĩnh vực tạo được nhiều việc làm, có khả năng thu hút lao động góp phần xoá đói giảm nghèo.

Về nông nghiệp – lâm nghiệp, tỉnh xác định đây là thế mạnh quan trọng của miền núi để giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI nêu rõ:

Trong những năm tới, tập trung chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá có quy mô phù hợp với thị trường; chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành sản xuất gắn với khai thác tối đa tiềm năng đất, rừng, mặt nước, nguồn vốn và lao động cho phát triển [16, tr.41].

Trước mắt tập trung vào chương trình trọng điểm:

- Chương trình an ninh lương thực với nội dung chủ yếu: Tập trung giải quyết thuỷ lợi, giống mới và hướng dẫn biện pháp thâm canh cho số diện tích lúa nước hiện có, xây dựng vùng ngô thâm canh ven Sông Mã ở các huyện: Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc…để sản xuất đủ lương thực đáp ứng tiêu dùng tại chỗ.

- Chương trình phát triển cây công nghiệp, cây lâm nghiệp làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến với nội dung chủ yếu: Ổn định diện tích mía nguyên liệu, từng bước đầu tư tưới cho vùng mía để đưa năng suất mía tăng 1,5 – 2 lần so với hiện nay để có sản lượng 2,0 - 2,5 triệu tấn mía cây/năm.

Tập trung đầu tư vùng cao su 10 000 ha, tập trung ở các huyện Như Xuân, Ngọc lạc, Thạch Thành và phát triển cao su tiểu điền ở các huyện Cẩm Thuỷ, Thường Xuân, Lang Chánh.

Thực hiện đầu tư vùng nguyên liệu giấy có quy mô 173 000ha trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ phục vụ cho nhà máy giấy Châu Lộc công suất 6 vạn tấn bột giấy/năm và các cơ sở chế biến giấy hiện có.

- Chương trình phát triển chăn nuôi đại gia súc: Khai thác thế mạnh về đất đai và diện tích chăn thả của vùng phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng thịt sữa gắn với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước) đấy mạnh việc thực hiện sing hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn gắn với tổ chức khâu phòng dịch bệnh.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở 89 xã đặc biệt khó khăn mà trọng tâm là vùng thượng lưu Sông Mã như: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước và một phần huyện Lang Chánh, Thường Xuân. Tạo điều kiện cho vùng biên giới tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương của tỉnh và phát huy nội lực để phát triển hoà nhập với sự phát triển chung của miền núi Thanh Hoá.

Thứ hai, xoá đói giảm nghèo phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, lấy chương trình xoá đói giảm nghèo làm trung tâm gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, tập trung sự hỗ trợ của Trung ương và của ngân sách tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo vùng cao, vùng xa vùng đồng bào dân tộc, vùng căn cứ cách mạng.

- Xoá đói giảm nghèo phải gắn với thu nhập của khu vực nông thôn vì trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của họ có xu hướng đa dạng hoá từ nhiều nguồn trên cơ sở đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, phá vỡ thế thuần nông đẩy mạnh sản xuất hàng hoá.

- Về giải quyết việc làm, hướng chính là phát triển theo chiều rộng là tiếp tục khai thác tiềm năng đất đai, áp dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động.

- Công bằng xã hội còn thể hiện ở chiến lược con người, xoá đói giảm nghèo còn gắn liền với tạo ra điều kiện tối thiểu để có điểm xuất phát ngang nhau cho tất cả mọi người. Đó là mức sống tối thiểu, bảo đảm giáo dục phổ cập bắt buộc và tổ chức tốt các cơ sở khám chữa bệnh cho đồng bào.

- Về chiến lược phát triển ở các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, công bằng xã hội hướng tới là chính sách đầu tư hạ tầng cơ sở kinh tế (đường giao thông, thuỷ lợi, điện, trường, trạm và thông tin liên lạc…) và các chính sách trợ giúp đặc biệt như: Cải thiện nhà ở, trợ giá, trợ cước…để nhưng vùng này có khả năng vươn ra gắn thị trường sớm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu.

Thứ ba, xoá đói giảm nghèo được thực hiện theo phương châm xã hội hoá, coi xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp uỷ Đảng,

chính quyền các cấp, các ban ngành, các đoàn thể chính trị xã hội, vùng nghèo phát huy nội lực tự vươn lên là chính cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

Cần phải tổ chức việc huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực hiện có Nhà nước cho xoá đói giảm nghèo, làm cho mọi người dân nhận thức được rằng cần phải có sự chia sẻ các lợi ích có được do tăng trưởng kinh tế trong xã hội, giữa các tầng lớp dân cư thu nhập cao với tầng lớp dân cư nghèo và mọi người đều góp phần mình vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, vào sự phát triển thịnh vượng của đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh Thanh Hoá trong tương lai.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 82 - 85)