Thực trạng về cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn khí cụ điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 61 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Thực trạng về cơ sở vật chất

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Bộ LĐTB&XH và UBND Tỉnh Thanh hóa cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị, đến nay trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy đã được đầu tư ngày càng nhiều, các phòng ban chức năng, khoa chuyên môn được bố trí phù hợp với đặc thù công việc, hầu hết đều được xây dựng kiên cố, đảm bảo cho việc quản lý dạy và học, đáp ứng yêu cầu về cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2 khu: khu vực cũ rộng 1,8 ha, khu vực mới mở rộng thêm 7 ha bằng nguồn vốn vay của ngân hàng phát triển Châu Á và vốn ngân sách của tỉnh Thanh Hóa.

Trường có đầy đủ phòng học, xưởng thực hành khang trang, thoáng mát ở các khu nhà A, nhà B, nhà C, khu thực hành phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập, có thư viện, ký túc xá, khu hoạt động thể thao cho sinh viên. Nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, máy móc kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao bằng vốn chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường, nâng cao năng lực đào tạo nghề. Bên cạnh đó nhà trường cũng được thụ hưởng các dự án nguồn vốn ODA của chính phủ Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản cho mua sắm thiết bị dạy nghề. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hiện có cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động đào tạo, dạy và học của các nghề trong nhà trường, đáp ứng quy mô đào tạo khoảng gần 10.000 HSSV/năm.

Hiện tại, Khoa chuyên môn Điện được BGH nhà trường bố trí sử dụng 23 phòng học thuộc khu nhà C bao gồm 5 phòng học lý thuyết và 18 phòng học thực hành chuyên môn: 1 phòng học thực hành Đo lường điện, 1 phòng học thực hành Khí cụ điện, 2 phòng học thực hành Truyền động điện, 1 phòng học thực hành Kỹ thuật lắp đặt điện, 4 phòng học thực hành Máy điện, 4 phòng học thực hành Trang bị điện, 1 phòng học thực hành Kỹ thuật cảm biến, 2 phòng học thực hành PLC, 1 phòng học thực hành Điều khiển điện khí nén và thủy lực, 1 phòng học thực hành Kỹ thuật lập trình cở nhỏ. Tất cả phòng thực hành đều được nhà trường trang bị cần thiết các mô hình học cụ, các

55

trang thiết bị là các máy móc, dụng cụ, vật tư... Bên cạnh đó còn có các thiết bị thuộc dự án của chính phủ Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản mua sắm, các thiết bị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

Hàng năm dựa theo kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị, nhà trường đã đầu tư mua sắm bổ sung vật tư, trang thiết bị phục vụ cho quá trình thực hành của HS - SV. Nhà trường cũng đang xây dựng các phòng học chuyên môn có đầy đủ thiết bị máy chiếu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biên soạn bài giảng điện tử cũng như giảng dạy bằng các phương pháp dạy học hiện đại.

Như vậy nhiệm vụ của giáo viên là vận dụng phương pháp dạy học sao cho hiệu quả hơn, tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường đáp ứng được nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn khí cụ điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 61 - 62)