Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn khí cụ điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, nó có mục đích: Với học sinh:

27

- Phát hiện những lỗ hỏng, những sai lệch về mặt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để bổ khuyết.

- Góp phần tạo động lực cho việc học tập của HS – SV, khuyến khích tính tích cực chủ động của họ trong quá trình nhận thức.

- Tạo cho hoạt động học tập sáng tạo hơn trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp học, cùng tổ chức quá trình này.

Với giáo viên

- Nắm được thông tin phản hồi để biết được hiệu quả của công tác dạy học ở mức độ nào, trên cơ sở này phân tích đánh giá rút kinh nghiệm cho bài học sau.

- Biết được mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung, phương pháp với đối tượng là người học trên cơ sở đó để điều chỉnh, điều khiển.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy và học

Chất lượng dạy và học nói chung, giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành điện (gọi chung là chuyên ngành điện kỹ thuật) nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các môn học này luôn được cho là môn học nghiêng về mặt thực hành, trừu tượng, khô khan, có rât nhiều kỹ năng nghề nghiệp khó nên dễ gây ra nhàm chán cho người học, khó tiếp thu.

Về bản chất các môn học đều được khái quát từ thực tiễn cuộc sông, từ thực tế khách quan, do đó chúng đều gắn với thực tiễn phục vụ cuộc sống. Chính vì thế chất lượng giảng dạy môn học điện kỹ thuật phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1.4.1. Giáo viên

Giáo viên là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy bởi vì giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt người học tiếp cận các tri thức, kiến thức lý luận chính trị theo mục đích của chương trình học. Do đó giáo viên phải trang bị chuẩn

28

về chuyên môn. Giáo viên không chỉ nắm vững nội dung của bài học mà mình truyền đạt mà phải nắm được kiến thức của cả chương trình môn học, phần học, có như vậy giáo viên mới liên kết, hệ thống hóa kiến thức cần thiết giúp người học dễ nắm bắt những nội dung chính của bài học, môn học, phần học. Khi giáo viên chuẩn về kiến thức chuyên môn tạo sự tự tin trong quá trình truyền thụ, tránh được sự phụ thuộc vào giáo án, chủ động dẫn dắt người học tiếp cận kiến thức theo mục đích của mình.

Ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, giáo viên cần phải có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức thực tiễn. Giàu kiến thức thực tiễn giúp giáo viên làm sinh động bài giảng, gắn kết giữa nội dung bài giảng với thực tiễn thông qua những minh họa, ví dụ từ thực tiễn; từ đó người học dễ tiếp thu bài, dễ nhớ bài và điều quan trọng là người học thấy nội dung bài giảng gắn liền cuộc sống chứ không phải xa rời, khó hiểu.

Một yêu cầu không thể thiếu, đó là giáo viên phải có kỹ năng sư phạm. Kỹ năng sư phạm là một yếu tố góp phần quan trọng cho giờ giảng thành công hay thất bại. Kỹ năng sư phạm giúp giáo viên có PP truyền thụ tốt, linh hoạt trong việc phối hợp các PP, phương tiện giảng dạy, nắm bắt được tâm lý người học một cách nhanh chóng từ đó thu hút được người học một cách có hiệu quả. Trong giảng dạy có nhiều PP truyền thụ kiến thức, phần lớn giào viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, vì phương pháp này có nhiều ưu điểm, người dạy chủ động quá trình giảng dạy cả về tri thức và thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này cũng dễ dẫn tới sự tiếp thu thụ động, buồn chán cho người học. Do đó, quá trình giảng dạy, đòi hỏi phải có sự lựa chọn, phối hợp sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức, từng đặc điểm của lớp học.

Kiến thức chuyên môn vững kết hợp với kỹ năng sư phạm giúp giáo viên chủ động trong quá trình truyền tải và nắm bắt thông tin từ người học từ đó có sự điều chỉnh hợp lý việc phối hợp các phương pháp giảng dạy.

29

Phong cách GV cũng giữ vai trò quan trọng, từ phong thái, tác phong, tư cách, tâm tư, tình cảm của người thầy mà người học thích học hay không thích học, bị lôi cuốn hay không bị lôi cuốn vào môn học. Khi người GV giảng nhiệt huyết, ''thổi hồn'' được môn học sẽ thu hút được người học. Do đó, người giáo viên bao giờ cũng phải chuẩn về phong cách, từ giọng nói, điệu bộ, tâm trạng, xúc cảm...

1.4.2. Học sinh – sinh viên (người học)

Người học là chủ thể trung tâm, đồng thời là đối tượng hướng tới của tất cả các lực lượng giáo dục. Chất lượng dạy nghề ở các trường Cao đẳng nghề nói riêng một phần là do HS - SV quyết định, bao gồm các yếu tố ngoại lực và yếu tố nội lực của họ như: Nhận thức, tinh thần, thái độ học tập, sự cố gắng vươn lên. Từ đó, chất lượng dạy nghề ở bậc cao đẳng nghề ngoài việc quan tâm đến cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cơ chế chính sách… còn phải quan tâm đến đối tượng HS - SV.

Mặt khác, sự tham gia các hoạt động của HS – SV trong quá trình tiếp nhận tri thức có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người dạy, tạo sự hưng phấn, khơi sự nhiết huyết của người dạy. Học sinh - sinh viên cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, chủ động tích cực nghiên cứu bài học. Nếu sinh viên không tích cực tham gia vào quá trình dạy học thì giáo viên dù có giỏi đến mấy thì cũng không làm thay đổi được kết quả học tập của học sinh - sinh viên.

1.4.3. Nội dung, chương trình dạy nghề

Giống như các hoạt động giáo dục khác, thực chất của công tác dạy nghề là ''Dạy cái gì'', ''Dạy như thế nào''? Nội dung chương trình dạy nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học.

Nội dung phù hợp với trình độ của SV và nhu cầu xã hội sẽ thu hút được HS – SV trong quá trình học tập. Ngược lại nếu không phù hợp HS – SV sẽ không quan tâm chú ý dẫn đến kết quả học tập sẽ thấp.

30

Nội dung, chương trình chi phối việc đầu tư đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và các điều kiện khác của các trường dạy nghề, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực nhận thức và tâm lý của học sinh.

Chương trình đào tạo phản ánh nội dung các môn học mà nhà trường cần truyền đạt cho HS - SV và phương pháp giảng dạy, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học. Nếu nội dung chương trình phù hợp thì sự đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của nhà trường sẽ phù hợp, học sinh – sinh viên hứng thú học tập, chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy nghề, chương trình phải có sự nhất quán và phù hợp với các điều kiện hỗ trợ cho công tác dạy học.

1.4.4. Phương pháp dạy và học

Phương pháp là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối liên hệ qua lại, thầy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập của trò một cách tích cực, chủ động nhằm đạt mục tiêu dạy học.

Phương pháp dạy học cần phù hợp với nội dung, cơ sở vật chất, HS – SV để tạo sự hấp dẫn thu hút sự quan tâm chú ý của HS – SV. Nếu Phương pháp dạy học không phù hợp với nội dung sẽ không truyền tải được đặc trưng của nội dung môn học.

Tùy thuộc vào đối tượng người học, mục tiêu, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, loại hình đào tạo mà có thể sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu dạy học.

Do đó, phương pháp dạy học là một trong các yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Có phương pháp dạy học tốt sẽ phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh – sinh viên đồng thời góp phần khắc phục những biểu hiện trì trệ trong giáo dục, đó là yếu tố không thể thiếu để nâng cao chất lượng đào tạo dạy và học, thúc đẩy nền giáo dục đi lên.

1.4.5. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học

Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học không đáp ứng đầy đủ yêu cầu sẽ

31

khiến GV gặp khó khăn khi triển khai các PPDH hiện đại, khó nâng cao chất lượng dạy và học. Do đó, khi thực hiện hoạt động dạy và học cần chú ý đến khâu cơ sở vật chất, nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học. Phương tiện dạy học tốt, đặc biệt là phương tiện hiện đại giúp GV tăng thêm sự hấp dẫn của bài học, lôi cuốn HS – SV qua những hình ảnh, phim minh họa hoặc những sơ đồ hóa kiến thức nội dung bài giảng giúp HS – SV dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.

Tuy nhiên, nếu sử dụng PTDH không đúng lúc, đúng chỗ và đúng liều lượng thì có thể gây ra tác động không tốt đến quá trình dạy và học. HS – SV mải mê quan tâm, nhận xét mà quên mất nội dung chính của bài học.

32

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo nghề là phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, năng lực và chất lượng tốt cho thị trường lao động hiện nay. Thực tiễn cho thấy HS – SV của các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước còn yếu về tư duy kỹ thuật và tay nghề. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ như đổi mới về chương trình mục tiêu dạy học, đổi mới về trang thiết bị thực hành, đổi mới về cách quản lý GD và đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học ( gồm cả thực hành và lý thuyết ). Các giải pháp trên được chính phủ đặt vào vị trí đầu tiên trong ''Đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới''.

Từ thực trạng và với đề tài đã chọn, tác giả luận văn đã nghiên cứu: - Bản chất và các khái niệm có liên quan đến chất lượng dạy và học.

- Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học so với phương pháp truyền thống.

Để thấy được cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng vào nâng cao chất lượng dạy học môn học Khí cụ điện giảng dạy tại trường CĐ nghề công nghiệp Thanh Hóa.

33

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA

2.1. Khái quát về Trƣờng CĐNCN Thanh Hóa

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 1985/QĐ- BLĐTB&XH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá. Trường có truyền thống hơn 55 năm đào tạo nghề, là trường dạy nghề trọng điểm Quốc gia. Tiền thân là Trường Công nhân Cơ khí (CNCK) thành lập năm 1961, với mô hình trường nghề bên cạnh xí nghiệp, được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tháng 12 năm 1961.

Năm 1997 trường CNCK Thanh Hoá được giao nhiệm vụ mở rộng ngành nghề đào tạo phục vụ sản xuất công nghiệp. Theo đó UBND tỉnh quyết định đổi tên thành trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hóa.

Ngày 29/12/2006 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa theo Quyết định số 1985/QĐ – BLĐTB&XH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Hiện nay, trường đang thực hiện đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Ngoài ra trường còn liên kết đào tạo với trường ''Đại học Bách khoa Hà Nội'' và trường ''Đại học công nghiệp Hà Nội''. Đặc biệt Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận thực tế tại các cơ sở sản xuất, thực hành sửa chữa trong quá trình học tập và rèn luyện để thực hiện mục tiêu đào tạo những công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước.

Trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã có những đóng góp lớn trong hoạt động đào tạo nghề. Trường đã đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động hơn 50.000 công nhân kỹ thuật lành nghề, góp phần cung cấp nguồn

34

lao động chất lượng, có kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của đất nước nói chung. Với những thành tích nổi bật trong đào tạo nghề, những năm qua nhà trường đã được nhận nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng Cục dạy nghề và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất thời kỳ đổi mới.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường

Về cơ cấu tổ chức, trường có Ban Giám hiệu gồm 3 người: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng; có 07 phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Tài vụ, phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Thiết bị - Vật tư, phòng Công tác Học sinh - sinh viên, phòng Khoa học và Kiểm định, phòng Tuyển sinh và tư vấn giới thiệu việc làm; có 10 khoa chuyên môn: khoa Công nghệ thông tin, khoa Công nghệ ô tô, khoa Điện, khoa Sư phạm dạy nghề, khoa Lý thuyết cơ sở, khoa Khoa học cơ bản, khoa Điện tử - điện lạnh, khoa Cơ khí, khoa Kinh tế, khoa May và thiết kế thời trang. Trường còn có các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Hội cựu chiến binh. Các đơn vị chịu sự quản lý, chỉ đạo của Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà trường. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa được mô tả ở hình 2.1.

35

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

HIỆU TRƢỞNG P. HIỆU TRƢỞNG P. HIỆU TRƢỞNG K. ĐIỆN TỬ-ĐIỆN LẠNH K. CÔNG NGHỆ Ô TÔ K. ĐIỆN

K. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

K. KINH TẾ K. CƠ KHÍ K. LÝ THUYẾT CƠ SỞ K. KHOA HỌC CƠ BẢN K. SƢ PHẠM DẠY NGHỀ K. MAY VÀ TKTT CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN THANH NIÊN

HỘI SINH VIÊN

HỘI CỰU CHIẾN BINH

P. TÀI VỤ P. ĐÀO TẠO P. THIẾT BỊ-VẬT TƢ P. KHOA HỌC-KIỂM ĐỊNH P.CÔNG TÁC HSSV P.TUYỂN SINH VÀ TƢ VẤN, GTVL P. TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH ĐẢNG ỦY

36

Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính, tính đến ngày 30/1/2016, tổng số CBGV của Nhà trường là: 198 cán bộ, giảng viên trong đó 29 người có trình độ thạc sỹ chiếm 14,65%; 133 người có trình độ đại học chiếm 67,16%; 21 người có trình độ cao đẳng chiếm 10,61%; 15 người có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật tay nghề cao chiếm 7,58%. Bảng 2.1: Bảng tổng hợp trình độ của CBGV Tổng số CBGV Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 198 29 14,65% 133 67,16% 21 10,61% 15 7,58%

(Nguồn phòng Tổ chức - Hành chính Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa)

2.1.3. Ngành nghề, hình thức và quy mô đào tạo.

2.1.3.1. Ngành nghề đào tạo

Bảng 2.2: Các ngành nghề đào tạo

TT Nghề đào tạo Ghi chú

1. Điện công nghiệp 2. Điện tử công nghiệp

3. Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí 4. Kỹ thuật lắp đặt điện nước

5. Công nghệ Hàn 6. Cắt gọt kim loại 7. Nguội chế tạo, lắp ráp 8. Công nghệ Ô tô

37

10. Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính 11. Quản trị mạng máy tính

12. May và thiết kế thời trang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn khí cụ điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)