0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá chung về chất lƣợng dạy và học môn Khí cụ điện

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN KHÍ CỤ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA (Trang 66 -69 )

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đánh giá chung về chất lƣợng dạy và học môn Khí cụ điện

Trên cơ sở phân tích về thực trạng giảng dạy môn học khí cụ điện tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, tác giả có những nhận xét và đánh giá như sau:

- Nội dung chương trình môn học tại thời điểm nghiên cứu là tương đối phù hợp, đáp ứng khả năng, yêu cầu của người học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện thực tế. Song cần phải có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Khí cu điện, để thúc đẩy sự hứng thú, niềm đam mê của HS – SV, tạo tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai.

- Nhà trường có nhiều biện pháp quan tâm đến phát triển đội ngũ giáo viên, hoàn thiện về chuyên môn, bổ sung về nghiệp vụ, xây dựng giáo viên đầu đàn trong các lĩnh vực ngành nghề đào tạo. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn quy định hiện nay nhà trường còn thiếu nhiều giáo viên, các giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế do tuổi đời còn trẻ, chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng giảng dạy, chưa thực sự quan tâm chú ý đến thái độ học tập của HS – SV đối với môn học.

- Hiện tại cơ sở vật chất cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học. Điều kiện học tập của HS – SV đã được cũng cố, xong nhiệm vụ của giáo viên là vận dụng phương pháp dạy học sao cho hiệu quả hơn, tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường đáp ứng được nâng cao chất lượng đào tạo.

- Công tác đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm xong còn chuyển biến chậm do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: Trang thiết bị phương tiện dạy học vẫn còn ít, trình độ sử dụng phương tiện dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế. Phương pháp giảng dạy của trường còn quá đơn điệu chưa phát huy được tính tích cực của HS – SV. Phương pháp dạy học chưa tận dụng được điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất của trường và hầu như không thúc đẩy được tính tự chủ trong học tập của HS – SV.

- Thái độ nhận thức của HS – SV đối với môn học: Hầu hết các HS - SV được hỏi đều ít hứng thú với môn học trong khi đó môn học Khí cụ điện là môn học cần thiết

60

của chuyên ngành điện. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng một bộ phận không nhỏ HS - SV nhận thức chưa rõ hoặc chưa đầy đủ về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của môn học đối với ngành nghề đào tạo. Điều đó là do phương pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự làm cho HS - SV hứng thú và bản thân người dạy chưa có sự liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức cơ sở và chuyên ngành làm cho HS – SV còn mơ hồ khi học, không tự áp dụng được kiến thức cho việc học các môn chuyên ngành.

61

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Trong chương này tác giả luận văn đã đề cập đến những nội dung sau: - Định hướng công tác đào tạo nghề Điện công nghệp.

- Phân tích thực trạng về nội dung, chương trình môn học Khí cụ điện trong đào tạo nghề điện công nghiệp.

- Thực trạng về việc sử dụng phương pháp và phương tiện trong dạy học - Thực trạng về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên giảng dạy.

- Thực trạng về nhận thức, thái độ của sinh viên với môn học. - Nhận xét đánh giá chung về thực trạng giảng dạy môn học.

Qua việc đánh giá về thực trạng dạy và học môn ''Khí cụ điện'' tác giả nhận thấy cần phải có giải pháp tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với mục tiêu, nội dung của môn học, khai thác tối đa cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học. Bên cạnh đó cần có giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ, khuyến khích HS – SV tích cực tự học, tự tìm hiểu nâng cao kiến thức.

62

CHƢƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

CÔNG NGHIỆP THANH HÓA

3.1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp

Các giải pháp đề xuất phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu thế của hoạt động dạy và học môn Khí cụ điện. Nguyên tắc này nhằm phát huy những tiện lợi và hạn chế bớt những khó khăn đang tồn tại trong dạy và học môn Khí cụ điện.

Mỗi giải pháp độc lập về mục tiêu, nội dung và cách thực hiện nhưng có chức năng hổ trợ cho các giải pháp khác nhằm đảm bảo tính kế thừa, tính đồng bộ, tính khả thi, tính thực tiễn của các giải pháp nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN KHÍ CỤ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA (Trang 66 -69 )

×