Dạy và học môn Khí cụ điện theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn khí cụ điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 71 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Dạy và học môn Khí cụ điện theo quan điểm tích hợp

3.2.1.1. Mục đích của giải pháp

Bài giảng theo quan điểm tích hợp được tích hợp cả hai nội dung lý thuyết và thực hành do đó khi kết thúc bài học, học sinh vừa có kiến thức lý thuyết vừa có kỹ năng thực hành nghề, có khả năng ứng dụng ngay trong thực tế. Dạy học theo quan điểm tích hợp có sử dụng các phương pháp tích cực sẽ tăng khả năng ghi nhớ kiến thức, khắc sâu các kỹ năng thực hành nghề, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, đồng thời tăng thêm sự hứng thú cho HS – SV trong quá trình học tập. Do vậy mục đích của dạy học tích hợp là khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của HS – SV, kết hợp với các trang thiết bị dạy học hiện đại, thường xuyên đưa HS – SV vào trạng thái có vấn đề để hình thành và phát triển kỹ năng nghề, từ đó giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Tác giả xây dựng bài giảng theo quan điểm tích hợp dựa trên nội dung chương trình và thời gian giảng dạy. Bài giảng được xác định rõ mục tiêu học tập là cái mà người học sẽ tiếp thu được, sẽ làm được sau quá trình học tập mà trước đó người học chưa có được. Xác định mục tiêu giúp cho việc lựa chọn nội dung học tập, phương pháp dạy học, phương tiện thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

Bài giảng phải thể hiện đầy đủ nội dung học tập, phân bố hợp lý thời gian học lý thuyết và học thực hành, đảm bảo thời gian rèn luyện kỹ năng cho học sinh – sinh viên. Đặc biệt, nội dung của bài giảng phải thể hiện hết kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

65

3.2.1.3. Cách thực hiện giải pháp

a. Quy trình thiết kế bài giảng theo quan điểm tích hợp

Quá trình thiết kế bài giảng theo quan điểm tích hợp gồm 6 bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Mục tiêu của bài học là những gì học sinh đạt được, kết quả đó có được sau bài học. Do vậy việc xác định mục tiêu bài học phải lấy người học làm trung tâm, dựa trên nội dung chương trình và sách giáo trình cũng như tài liệu tham khảo mà giáo viên xác định rõ mục tiêu cũng như cách thức đưa người học đạt tới yêu cầu trên cả ba yếu tố đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Bước 2: Xác định tiêu chí và cách thức đánh giá mức độ đạt mục tiêu của học

sinh.

Sau khi đã xác định mục tiêu của bài giảng, ta tiến hành thiết lập những tiêu chí đánh giá cho ba yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ; đồng thời lựa chọn cách thức đánh giá phù hợp nhất với những tiêu chí đã đưa ra trước đó sao cho việc đánh giá là tối ưu.

- Về yếu tố kiến thức, môn khí cụ điện có sự kết hợp những kiến thức đã học ở các môn trước đó như mạch điện, vật liệu điện… nên việc kiểm tra kiến thức có thể tiến hành theo các mức biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

- Về yếu tố kỹ năng, môn khí cụ điện giúp học sinh có những kĩ năng mới về việc sủa chữa, lắp ráp các thiết bị điện trong thực tế vì vậy mà tùy mục tiêu và yêu cầu kĩ năng của từng bài mà chúng ta lựa chọn các tiêu chí như :

+ Các bước thực hiện qui trình có đầy đủ, đúng thứ tự. + Thời gian thực hiện qui trình có đạt /sớm hơn /nhiều hơn. + Sản phẩm sau khi kết thúc.

- Về yếu tố thái độ, dựa trên những yêu cầu mục tiêu mà bài học đưa ra, mỗi mục tiêu đều có những yêu cầu về thái độ cần có trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đánh giá được thái độ của học sinh như :

66 + Nhiệt tình rèn luyện.

+ Tôn trọng qui trình thực hiện, không bỏ bước, không cẩu thả, không chủ quan khi rèn luyện. Đảm bảo an toàn lao động.

Bước 3: Xây dựng nội dung bài giảng

Những nội dung được đưa vào chương trình và sách giáo trình đã được chọn lọc và sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Tuy nhiên giảng viên cần lựa chọn nội dung phù hợp với dạy học theo quan điểm tích hợp trên cơ sở bám sát nội dung chương trình và sách giáo trình. Để làm được như vậy giảng viên cũng cần đọc thêm tài liệu, tư liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về các vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản nhằm tích hợp các nội dung mới, lựa chọn các ví dụ từ trong thực tế.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với điều kiện cơ

sở vật chất

Với dạy học theo quan điểm tích hợp, việc có phương tiện dạy học trong quá trình thực hành của học sinh là không thể thiếu, do vậy trên thực tế cơ sở vật chất của trường ta sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình dạy lý thuyết, nếu cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng được yêu cầu, chúng ta có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình minh họa kiến thức giúp học sinh nắm tốt hơn và vận dụng tốt hơn khi tham gia thực hành.

Bước 5: Xây dựng các hoạt động dạy học

Đối với môn khí cụ điện, giảng viên thiết kế các hoạt động tạo tình huống để học sinh chủ động tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nguyên lý tháo lắp. Việc kích thích tính chủ động, tích cực tìm tòi, lĩnh hội kiến thức kĩ năng là quan trọng.

Giảng viên có thể đưa ra việc hoạt động theo nhóm. Cho phép các nhóm tự đưa ra các lỗi để kiểm tra chéo lẫn nhau dưới sự giám sát của giảng viên. Trong quá trình này giảng viên theo dõi và đưa ra những chỉnh sửa cho những kiến thức còn chưa chính xác.

67

Bước 6: Kiểm tra lại các bước và hoàn thiện bài giảng

Sau khi đưa ra các nội dung trên, chúng ta cần xem xét lại một cách tổng thể trên một yêu cầu chung là đạt được mục tiêu dạy học.

Với trường hợp chỉ đạt được một phần mục tiêu, cần có điều chỉnh phù hợp với những bước trước đó. Nếu việc điều chỉnh không mang lại kết quả tốt hơn, chúng ta sử dụng bài giảng bằng một phương pháp dạy học tích cực phù hợp hơn, không cứng nhắc áp dụng sẽ làm giảm chất lượng học tập của học sinh.

Sơ đồ hóa quá trình thiết kế bài giảng theo quan điểm tích hợp:

b. Ví dụ minh họa:

Dưới đây tác giả xin được giới thiệu một ví dụ về bài giảng theo quan điểm tích hợp trong giảng dạy môn học Khí cụ điện:

Xây dựng các hoạt động dạy

học

Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với cơ sở vật chất Xây dựng nội dung bài giảng Xác định tiêu chí và cách thức đánh giá mức độ đạt mục tiêu của HS Xác định mục tiêu bài học

Kiểm tra lại các bước và hoàn thiện bài giảng

68

GIÁO ÁN SỐ: Thời gian thực hiện: 03 giờ.

Tên bài học trước: Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Lớp:

Thực hiện từ ngày: đến ngày: TÊN BÀI MỚI: Bài 4: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN

4.1. Công tắc tơ MỤC TIÊU ĐẠT ĐƢỢC

Sau khi học song bài học này người học có khả năng:

Kiến thức:

- Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc tơ.

Kỹ năng:

- Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc tơ. -Tính chọn được công tắc tơ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Tháo lắp, phán đoán và sửa chữa các hư hỏng thường gặp của công tắc tơ đảm bảo thông số kỹ thuật.

- Sử dụng thành thạo công tắc tơ điều khiển nói trên, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị theo TCVN

Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực trong học tập.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và bảo đảm an toàn lao động.

ĐỒ DÙNG VÀ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Phấn, bảng, giáo án, đề cương, giáo trình, máy tính, máy chiếu Projector. - Công tắc tơ và bộ đồ nghề thợ điện chuyên dùng.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:

` - Dạy tập trung lý thuyết và phân nhóm thực hành - Tổ chức luyện tập theo từng nhóm và cá nhân

69

I. ỔN ĐỊNH LỚP Thời gian: 2 phút

Sĩ số lớp: Vắng:

Nội dung nhắc nhở:

- GV: Nhắc lớp ổn định, kiểm tra sĩ số, kiểm tra trang phục bảo hộ lao động của SV, kiểm tra thẻ HS – SV.

- HS – SV: Chấp hành nội quy lớp học, xưởng thực hành.

II. THỰC HIỆN BÀI GIẢNG

TT NỘI DUNG THỰC HIỆN

HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC THỜI

GIAN

(phút)

Giáo viên Học sinh

1 Dẫn nhập:

- Dẫn nhập vào bài. - Trình chiếu Slides 2,3. - Giới thiệu một số hình ảnh về công tắc tơ trong thực tế.

- Quan sát, lắng nghe, tư duy bài mới. 5 2 Giới thiệu chủ đề 4.1. Công tắc tơ I. Mục tiêu: - Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ

II. Nội dung:

4.1.1. Cấu tạo – kí hiệu 4.1.2. Nguyên lý hoạt động 4.1.3. Lựa chọn công tắc tơ 4.1.4. Dụng cụ - vật tư

- Nêu và ghi tiêu đề bài học.

- Thuyết trình, nêu mục tiêu bài học.

Trình chiếu Slides 3. - Thuyết trình, giới thiệu nội dung bài học.

Trình chiếu Slides 4.

- Quan sát, lắng nghe, ghi chép - Quan sát, lắng nghe, tư duy mục tiêu bài học. - Quan sát, lắng nghe, ghi chép

5

70 4.1.5. Hư hỏng, các nguyên

nhân gây hư hỏng, sửa chửa công tắc tơ

4.1.6. Luyện tập

3 Giải quyết vấn đề: 4.1.1. Cấu tạo – kí hiệu

a. Cấu tạo b. Kí hiệu 4.1.2. Nguyên lý hoạt động Trình chiếu Slides 5,6. - Giới thiêu một số hình ảnh về công tắc tơ. - Thuyết trình, phân tích cấu tạo của công tắc tơ. Hỏi: Công tắc tơ được chế

tạo dựa trên KCĐ nào?

- Phân tích trực quan cấu tạo công tắc tơ.

Trình chiếu Slides 7. - Trình chiếu Slides 8, phân tích kí hiệu của công tắc tơ dùng trong các sơ đồ điện.

- Trình chiếu Slides 9, giới thiệu một số sơ đồ điện sử dụng công tắc tơ.

- Thuyết trình, phân tích hoạt động của công tắc tơ. Trình chiếu Slides 9. - Phát vấn: Phân tích hoạt động của của công tắc tơ.

- Quan sát, lắng nghe, vẽ, ghi chép

- Lắng nghe, tư duy trả lời câu hỏi. - Quan sát, lắng nghe, ghi chép - Quan sát, lắng nghe, ghi chép - Lắng nghe, trả lời câu phát vấn. 12 5 16

71

4.1.3.Lựa chọn công tắc tơ:

4.1.4. Chuẩn bị dụng cụ – vật tƣ:

4.1.5. Hƣ hỏng, các nguyên nhân và sửa chữa:

a. Các hư hỏng và nguyên nhân gây hư hỏng:

b. Sửa chữa

4.1.6. Luyện tập

- Kiểm tra, đánh giá quá trình luyện tập

- Nhận xét, đánh giá.

- Trình chiếu Slides 10, phân tích điều kiện lựa chọn công tắc tơ. - Liên hệ thực tế.

- Trình chiếu Slides 12, cho xem vật thật, diễn giảng.

- Trình chiếu Slides 13, nêu và phân tích các hư hỏng thường gặp.

- Trình chiếu Slides 14,15. - Nêu trình tự các bước sửa chữa công tắc tơ.

- Làm thao tác mẫu. - Phân nhóm luyện tập và vị trí luyện tập.

- Phát phiếu luyện tập. - Hướng dẫn luyện tập, quan sát, uốn nắn học sinh. - Đánh giá quá trình luyện tập

- Lắng nghe, rút kinh nghệm, ghi chép.

- Quan sát, lắng nghe, ghi chép, tư duy thực tế

- Quan sát, lắng nghe, tư duy vật thật. - Quan sát, lắng nghe, ghi chép - Quan sát, lắng nghe, ghi chép, làm theo thao tác của giáo viên. - Nhận nhóm và vị trí luyện tập. - Nhận phiếu luyên tâp và làm theo yêu cầu. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 3 7 19 90

72

4 Kết thúc vấn đề

- Cũng cố nội dung bài học - Nhận xét, đánh giá quá trình học tập.

- Vệ sinh công nghiệp

- Nhấn mạnh nội dung bài học, đánh giá chung quá trình học tập, nhắc nhở vệ sinh và thông báo kỹ năng tiếp theo. - Lắng nghe, đưa ra các vấn đề còn chưa hiểu, rút kinh nghiệm. 13

5 Hƣớng dẫn tự học Ra câu hỏi về nhà cho học sinh nghiên cứu và nhắc học sinh đọc trước kỹ năng: Khởi động từ - Lắng nghe, ghi chép, tự học và nghiên cứu 3

IV. RÚT KINH NGHỊÊM THỰC HIỆN BÀI GIẢNG:

... ...

... ...

KHOA ĐIỆN TÔ TRƢỞNG

Ngày tháng năm

Giáo viên

73

ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG

Bài 4: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 4.1. Công tắc tơ.

I. Mục tiêu:

Sau khi học song bài học này người học có khả năng:

- Hiểu và trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc tơ.

- Tính chọn được công tắc tơ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Tháo lắp, phán đoán và sửa chữa các hư hỏng thường gặp của công tắc tơ đảm bảo thông số kỹ thuật.

- Sử dụng thành thạo công tắc tơ điều khiển nói trên, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị theo TCVN

II. Nội dung:

4.1.1. Cấu tạo – Kí hiệu của công tắc tơ

Công tắc tơ là loại khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện động lực bằng tay (thông qua bộ nút ấn) hoặc tự động.

Cấu tạo gồm:

- Cơ cấu điện từ (nam châm điện): + Mạch từ: Mạch từ động, mạch từ tĩnh + Cuộn dây (cuộn hút)

- Hệ thống dập hồ quang. - Hệ thống tiếp điểm

+ Tiếp điểm chính: Cho dòng điện lớn từ 10A đến 2250A chạy qua nên làm việc ở mạch động lực.

+ Tiếp điểm phụ: Cho dòng điện nhỏ từ 1A đến 10A chạy qua nên làm việc ở mạch điều kiển.

- Hệ thống lò xo (lò xo đẩy và lò xo tiếp điểm).

74

Hình 1: Nguyên lý cấu tạo của công tắc tơ

1 - Tiếp điểm chính 5 - lò xo

2 - Tay đòn 6 - vòng chóng rung 4 - Tiếp điểm phụ 7 - lõi thép tĩnh 4 - Lõi thép động 8 - cuộn dây

Các kí hiệu của công tắc tơ trên bản vẽ

K1

K12

K13 K11

75

4.1.2. Nguyên lý làm việc

- Công tắc tơ làm việc dựa trên nguyên lý điện từ.

- Khi cuộn dây (cuộn hút) chưa cấp điện, lò xo 5 đẩy lõi thép động 4 tách xa khỏi lõi thép tĩnh. Các cặp tiếp điểm chính 1 và tiếp điểm phụ 3 ở trạng thái mở, cặp tiếp điểm phụ 2 ở trạng thái đóng.

- Khi cấp điện cho cuộn hút, trong cuộn hút sẽ có dòng điện chạy qua. Dòng điện sẽ sinh ra từ thông móc vòng qua cả 2 lõi thép và khép kín mạch từ. Chiều và trị số của từ thông sẽ biến thiên theo chiều và trị số của dòng điện sinh ra nó, nhưng xét tại một thời điểm nhất định thì tư thông đi qua bề mặt tiếp xúc của hai lõi thép là cùng chiều nên sẽ tạo thành ở hai bề mặt này hai điện cực N-S trái dấu nhau. Kết quả lõi thép động sẽ bị hút về lõi thép tĩnh, kéo theo tay đòn 2 làm cho các tiếp điểm chính 1 và tiếp điểm phụ 3 đóng lại, tiếp điểm phụ 2 mở ra.

- Khi cắt mạch điện vào cuộn hút, lò xo phản đẩy lõi thép động về , các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

4.1.3. Tính chọn công tắc tơ

Dựa vào dòng điện định mức của tải và căn cứ vào tính chất của phụ tải làm việc gián đoạn hay liên tục và căn cứ vào dãy dòng điện, điện áp định mức của công tắc tơ từ đó ta lựa chọn công tắc tơ cho thích hợp:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn khí cụ điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 71 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)