8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Đổi mới về cách kiểm tra đánh giá kết quả môn học khí cụ điện theo
3.2.2.1. Mục đích của giải pháp
Nhằm đánh giá năng lực, kỹ năng nghề của học sinh – sinh viên đã đạt được trong quá trình học để đối chiếu với chuẩn quy định hoặc mục tiêu của bài học/Môn học/Module, yêu cầu của công việc đạt được. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của bài học/môn học là cần thiết. Tại trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa hiện nay giáo viên chủ yếu kiểm tra đánh giá dựa vào quan sát sản phẩm của học sinh – sinh viên mà không so sánh với các tiêu chuẩn nên người giáo viên không thể phân loại được HS - SV và kiểm tra đánh giá dưới dạng viết tự luận nên ít phát huy tính tư duy sáng tạo của người học. Vì vậy, cần phải đổi mới các kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với nội dung dạy nghề và thông qua đó xếp loại được học sinh – sinh viên.
3.2.2.2. Nội dung đổi mới
Tác giả đổi mới cách kiểm tra đánh giá cho từng bài học cụ thể: - Mỗi bài đều có bài kiểm tra trắc nghiệm.
- Bảng đánh giá quy trình thực hiện và sản phẩm đạt được. - Bảng đánh giá quá trình luyện tập.
Sau mỗi bài học học sinh phải được kiểm tra đầy đủ 3 nội dung trên. Nếu đạt tiêu chuẩn trong tất cả các nội dung trên thì học sinh đã đạt được mục tiêu của bài học.
3.2.2.3. Cách thực hiện giải pháp
Trong phần này tác giả đưa ra ví dụ về cách kiểm tra đánh giá cho một bài cụ thể: ''Công tắc tơ'' (bài này đã soạn giáo án ở phần trên).
82
BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
Thời gian: 5 phút
Họ và tên: ... Lớp:... Nhóm: ...
Anh(Chị) hãy khoanh vào ý trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
Câu 1: Công tắc tơ làm việc dựa trên nguyên tắc:
a. Điện từ b. Từ điện c. Cảm ứng
Câu 2: Mạch từ của công tắc tơ gồm có:
a. Phần cố định b. Phần di động c. Phần cố định và di động.
Câu 3: Khi kiểm tra công tắc tơ hai pha cạnh nhau thông mạch là do:
a. Cuộn dây bị hỏng cách điện.
b. Cách điện của vỏ giữa các pha bị dẫn điện. c. Do lò xo phản kháng bị hỏng.
Câu 4: Tiếp điểm chính của công tắc tơ có khả năng cho dòng điện
a. Từ 1A đến 10A chạy qua. b. Từ 5A đến 100A chạy qua. c. Tư 10A đến 2250A chạy qua.
Câu 5: Tiếp điểm phụ của công tắc tơ là
a. Tiếp điểm thường đóng. b. Tiếp điểm thường mở.
c. Cả tiếp điểm thường đóng và thường mở.
Ngày tháng năm
Giáo viên ra đề
83
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ SẢN PHẨM Họ và tên: ... Lớp: ...
Bài 4: Khí cụ điện điều khiển 4.1. Công tắc tơ.
STT Các yếu tố tính điểm Yêu cầu kỹ thuật Điểm (0 ÷ 20)
Ghi chú
1 Vệ sinh làm sạch bên ngoài công tắc tơ bằng giẻ lau, chổi.
Đảm bảo sạch bụi và dầu mở.
2 Tháo các chi tiết ra ngoài. Sắp xếp các chi tiết theo thứ tự.
3 Làm sạch các chi tiết sau khi tháo và kiểm tra tình trạng kỹ thuật của toàn bộ các chi tiết.
Cẩn thận không bị biến dạng tiếp điểm và bị đứt cuộn dây.
4 Đưa ra quyết định về hư hỏng và biện pháp sửa chữa.
Xác định đúng hư hỏng để có biện pháp hợp lý.
5 Lắp đặt lại công tắc tơ. Đảm bảo đúng trình tự.
Tổng điểm (Tối đa 100 điểm)
Ngày tháng năm
Giáo viên chấm điểm
84
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP
Tên bài luyên tập: ... Lớp: ... Nhóm luyện tập: ... Ngày luyện tập: ...
Giáo viên hƣớng dẫn: ... STT Họ và tên Điểm Tổng điểm (10đ) Ghi chú Sản phẩm (5đ) Thao tác (2đ) Thời gian (1đ) Thái độ (2đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Giáo viên chấm điểm
Thông qua những phiếu kiểm tra đánh giá chi tiết như vậy giảng viên hoàn toàn có thể xếp loại được học sinh, bản thân mỗi học cũng có thể tự đánh giá được kỹ năng mà mình đã đạt được trong quá trình học. Do đó đổi mới cách kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
85
3.2.3. Nâng cao năng lực dạy học cho giảng viên
3.2.3.1. Mục đích của giải pháp
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ xây dựng đội ngũ giảng viên (đặc biệt là giảng viên trẻ) ở khoa Điện trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để tự tin trong quá trình giảng dạy, hình thành tốt phẩm chất, năng lực tay nghề vững vàng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Chất lượng dạy và học môn Khí cụ điện ở khoa Điện - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giảng viên khoa Điện cần được thường xuyên quan tâm và coi trọng. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên - yếu tố góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bao gồm: bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, về năng lực chuyên môn, về năng lực sư phạm dạy nghề, về năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.
Quá trình nâng cao năng lực dạy học cho giảng viên đòi hỏi lưu ý một số vấn đề sau:
- Tập huấn cho giảng viên về chuyên đề, hội thảo, hội thi tay nghề, báo cáo khoa học, các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.
- Bổ sung cho giảng viên kỹ thuật và phương pháp dạy học hiện đại.
- Bồi dưỡng cho các giảng viên cách sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả. - Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với phương pháp dạy học và phương tiện dạy học.
3.2.3.3. Cách thực hiện giải pháp
- Thực hiện công tác dự giờ, thao giảng, giờ giảng mẫu để rút kinh nghiệm kịp thời, có hiệu quả qua đó giảng viên có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Xây dựng
86
mạng lưới giảng viên giỏi nòng cốt cho khoa, tổ bộ môn.
- Duy trì thường xuyên việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cho hiệu quả, thiết thực phục vụ cho việc nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong tổ, nhóm. Các thành viên trong nhóm báo cáo chuyên đề về phương pháp dạy học, cùng nhau trao đổi về nội dung bài dạy, hướng dẫn cách soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng học tập, xử lý tình huống sư phạm, căn cứ vào nội dung chương trình và đối tượng sinh viên. Các tổ nhóm chuyên môn phải xác định đúng mục tiêu kiến thức, kỹ năng, tổ chức cho sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức...Qua đó giảng viên sẽ có sự trưởng thành về chuyên môn, nghiệp vụ.
3.2.4. Đổi mới hoạt động học của học sinh – sinh viên
3.2.4.1. Mục đích của giải pháp
Cần xác định rõ mục tiêu chính của việc đổi mới hoạt động học tập của HS - SV là thay đổi phương pháp học thụ động sang phương pháp học tích cực chủ động, tự lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
3.2.4.2. Nội dung giải pháp
Giảng viên là người có vai trò quan trọng nhất trong đổi mới hoạt động học tập của sinh viên trong giờ lên lớp.
Mọi hoạt động của con người nói chung và của sinh viên nói riêng đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động đó. Hoạt động học tập của sinh viên có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó phải được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ học tập. Động cơ học tập cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ học tập, khẳng định mình, mong muốn thành thạo nghề nghiệp tương lai... cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khát khao tri thức.
Quá trình đổi mới hoạt động học của học sinh - sinh viên cần tập trung thực hiện một số nội dung công việc sau:
87
- Thiết kế các vấn đề, tình huống dạy học, dự án học tập nhằm giúp HS – SV chủ động học và tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề.
- Đưa các phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học theo nhóm, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án vào giảng dạy.
3.2.4.3. Cách thực hiện giải pháp
Đổi mới quá trình học tập của sinh viên trong giờ lên lớp cần tập trung thực hiện tốt các công việc cụ thể sau:
- Các giảng viên báo cáo các chuyên đề về dự án học tập, thảo luận các vấn đề về tình huống dạy học.
- Thực hiện việc dự giờ, lấy ý kiến và cùng trao đổi về các phương pháp dạy học tích cực.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Có được thông tin phản hồi về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng dạy và học môn Khí cụ điện tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm
- Để kiểm chứng sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, tác giả tham khảo ý kiến của 20 chuyên gia là giảng viên đang giảng dạy tại Khoa điện - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
- Nội dung khảo sát: Tác giả đã tham khảo ý kiến của các giảng viên bằng phiếu hỏi về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo sát sự cần thiết của các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Khí cụ điện ở bảng 3.1
88 môn Khí cụ điện ở bảng 3.2.
Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp
TT Các giải pháp
Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
1 Dạy và học môn Khí cụ điện theo quan
điểm tích hợp. 90% 10% 0% 0%
2
Đổi mới về cách kiểm tra đánh giá kết quả môn học khí cụ điện theo năng lực.
85% 15% 0% 0%
3 Nâng cao năng lực cho giảng viên 90% 10% 0% 0%
4
Đổi mới hoạt động học của học sinh –
sinh viên 90% 10% 0% 0%
Nhận xét:
Qua kết quả của bảng khảo sát mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học mà tác giả luận văn đã đề xuất ở trên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn khí cụ điện tại Khoa điện - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa chứng minh rằng sự cần thiết của các giải pháp được đề xuất trong luận văn là rất lớn. Qua kết quả phân tích này ta thấy rằng đề tài nghiên cứu của luận văn nói chung và các giải pháp được đề xuất trong luận văn nói riêng đang được các giảng viên giảng dạy tại Khoa điện quan tâm sâu sắc.
89
Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp
TT Các giải pháp
Tính khả thi của các giải pháp (%)
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
1 Dạy và học môn Khí cụ điện theo
quan điểm tích hợp. 95% 5% 0% 0%
2
Đổi mới về cách kiểm tra đánh giá kết quả môn học khí cụ điện theo năng lực.
90% 10% 0% 0%
3 Nâng cao năng lực cho giảng viên 95% 5% % 0%
4 Đổi mới hoạt động học của học sinh –
sinh viên 90% 0% 0% 0%
Nhận xét:
Qua kết quả của bảng khảo sát tính khả thi của các giải pháp mà tác giả luận văn đã đề xuất ở trên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn Khí cụ điện tại Khoa điện - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa được thể hiện qua số liệu cho ta thấy được tình hình tương đối khả quan. Cụ thể là mức độ rất khả thi của các giải pháp cho tỷ lệ khá cao. Nhóm giải pháp chiếm tỷ lệ cao nhất về mức độ rất khả thi là 95% và nhóm giải pháp có tỷ lệ rất khả thi thấp nhất là 90%. Qua đó ta cũng thấy được sự quan tâm của các giáo viên đối với những giải pháp đề xuất của luận văn.
90
3.3.4. Đánh giá kết quả khảo nghiệm
Từ kết quả thăm dò, bước đầu khẳng định được tính cần thiết và khả thi của các giải pháp mà tác giả đã đề xuất. Ta thấy các ý kiến đều nhận xét là cần thiết, rất cần thiết, khả thi và rất khả thi. Trong đó tỷ lệ phần trăm rất cần thiết và khả thi là rất cao. Trong thời điểm hiện nay các giải pháp này là hết sức cần thiết, và có tính khả thi cao song trong quá trình thực hiện có giải pháp sẽ gặp phải một số khó khăn khách quan hoặc chủ quan nhất định.
Do đó khi thực hiện các giải pháp cần có sự quan tâm, chỉ đạo đúng mức của các phòng, khoa, Ban Giám Hiệu nhà trường. Với 4 giải pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, điều đó cho phép khẳng định nếu đưa các giải pháp này áp dụng vào thực tế giảng dạy thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học môn Khí cụ điện tại Khoa điện - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận nâng cao chất lượng dạy và học ở cơ sở đào tạo nghề và dựa trên kết quả điều tra thực trạng dạy và học môn khí cụ điện tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một hệ thống gồm 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn khí cụ điện ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay như sau:
Giải pháp 1: Dạy và học môn Khí cụ điện theo quan điểm tích hợp.
Giải pháp 2: Đổi mới về cách kiểm tra đánh giá kết quả môn học Khí cụ điện
theo năng lực.
Giải pháp 3: Nâng cao năng lực dạy học cho giảng viên. Giải pháp 4: Đổi mới hoạt động học của học sinh – sinh viên. Các giải pháp được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản là: - Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. - Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.
Mỗi giải pháp đều có mục tiêu, nội dung và cách thực hiện. Các giải pháp có mối quan hệ biện chứng, chi phối và bổ sung cho nhau. Qua việc đánh giá phương pháp chuyên gia cho thấy các giải pháp trên là cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu thực hiện các giải pháp này một cách đồng bộ sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy và học môn khí cụ điện, góp phần nâng cao tay nghề cho sinh viện trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ LĐTB&XH, Tổng cục dạy nghề
Tổ chức bồi dưỡng và biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng dạy nghề cho giảng viên.
92
Tạo điều kiện về các chương trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề cho nhà trường.
2.2. Đối với nhà trường
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học để đưa vào giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo.
Tổ chức bồi dưỡng hoặc cử giảng viên tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng nghề.
GV cần tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa những phương pháp giảng dạy tiên tiến phù hợp với mục tiêu và nội dung của môn học, tăng