Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn khí cụ điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 27 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

1.3.3.1. Nhóm các phương pháp dùng lời a. Phương pháp thuyết trình

Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của GV để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà HS – SV đã thu nhận được một cách có hệ thống.

Cấu trúc của phương pháp thuyết trình:

Khi dùng phương pháp thuyết trình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải qua bốn bước: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó.

- Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổng quát để kích thích sự chú ý ban đầu của HS – SV.

- Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra phạm vi những vấn đề cần phải xem xét.

- Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp hay logic diễn dịch.

- Kết luận: là bước kết thúc việc trình bày vấn đề. Nó là sự kết tinh dưới dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét.

b. Phương pháp vấn đáp (Đàm thoại)

Phương pháp vấn đáp là phương pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS – SV trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được

21

trong cuộc sống, nhằm giúp HS – SV củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS – SV tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.

Dựa vào mục đích dạy học, cấu trúc của phương pháp vấn đáp gồm: Vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra.

- Vấn đáp gợi mở là phương pháp GV khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu hỏi nhằm dẫn dắt HS – SV giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ vậy mà họ lĩnh hội tri thức mới.

- Vấn đáp củng cố là phương pháp GV khéo lóe đặt ra câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi nhằm giúp HS – SV củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở rộng, đào sâu những tri thức đã thu lượm được.

- Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp HS – SV khái quát, hệ thống hóa những tri thức sau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất định.

- Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã được cũng cố, khái quát, hệ thống hóa. Qua câu trả lời của HS – SV mà GV có thể đánh giá và họ tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một cách kịp thời, nhanh gọn.

1.3.3.2. Nhóm các phương pháp dạy học trực quan a. Phương pháp trình bày trực quan

Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Phương pháp trình bày trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh họa và trình bày.

22

- Minh họa thường trưng bày những đồ vật dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, biểu đồ, bức tranh, hình vẽ, sơ đồ...

- Trình bày thường gắn liền với việc trình bày những thí nghiệm, những thao tác mẫu, trình diễn mẫu với những thiết bị kỹ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video...

b. Phương pháp quan sát

Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khã năng theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát. Quan sát là hình thức cảm tính tích cực nhằm thu nhập những sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giới xung quanh. Quan sát gắn chặt với tư duy.

1.3.3.3. Nhóm phương pháp dạy học thực hành a. Phương pháp luyện tập

Luyện tập với tư cách là phương pháp dạy học là sự chỉ dẫn của GV, HS – SV lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng, kỹ xảo.

Dựa trên cơ sở dạng thể hiện của phương pháp luyện tập, người ta phân ra luyện tập nói, luyện tập viết, luyện tập lao động. Theo mức độ tính chất hoạt động, người ta phân ra luyện tập có tính chất tái hiện, luyện tập có tính chất sáng tạo.

b. Phương pháp ôn tập

Ôn tập là phương pháp dạy học giúp HS – SV mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa tri thức đã học, nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành, phát triển trí nhớ, tư duy của họ.

23

- Ôn tập bước đầu thường được sử dụng ngay sau khi lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Ôn tập này diễn ra thường ngày nhằm củng cố sơ bộ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vừa mới lĩnh hội.

- Ôn tập khái quát hóa, hệ thống hóa tri thức. Ôn tập này thường diễn ra sau khi học song một chương, một số chương, một môn học. Việc ôn tập này nhằm khái quát hóa, hệ thống hóa, đào sâu, mở rộng tri thức, hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo. Nó diễn ra trong quá trình lĩnh hội tri thức mới, luyện tập, vận dụng tri thức để giải những bài toán, những vấn đề thực tế.

c. Phương pháp công tác độc lập

Phương pháp công tác độc lập là phương pháp HS – SV thực hiện hoạt động của mình dưới sự điều khiển gián tiếp của GV theo nhiệm vụ học tập do GV đề ra.

Công tác độc lập của HS – SV được thực hiện dưới những dạng rất khác nhau. Dạng phổ biến hơn cả ở trường nghề làm việc với thiết bị sản xuất, các công cụ lao động, các sách báo khác và làm việc trong phòng thí nghiệm.

1.3.3.4. Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá, tự kiểm tra, tự đánh giá

Kiểm tra, đánh giá, tự kiểm tra, tự đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS – SV là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Phương pháp kiểm tra bao gồm: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

Các dạng kiểm tra: Thường sử dụng các dạng kiểm tra sau:

- Kiểm tra thường ngày: Dạng kiểm tra này được thực hiện sau khi kết thúc một tiết học, một mục của bài học hoặc một bài học.

- Kiểm tra định kỳ: Dạng kiểm tra này thường thực hiện sau khi đã học song một chương, một số chương. Do đó, khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong nội dung kiểm tra khá lớn và có tính tổng quát hơn so với kiểm tra thương ngày.

24

- Kiểm tra tổng kết: Dạng kiểm tra này được thực hiện vào cuối môn học, cuối học kỳ, cuối năm học nhằm đánh giá kết quả chung những điều đã học trong một phần hoặc toàn bộ giáo trình

Các phương pháp kiểm tra: Các dạng kiểm tra trên được thực hiện qua các phương pháp kiểm tra sau:

- Kiểm tra miệng: Phương pháp kiểm tra này không chỉ sử dụng được khi học bài mới, mà cả trong và sau khi học bài mới, khi ôn tập, khi mở đầu cho công tác thực hành, công tác thí nghiệm.

- Kiểm tra viết: Phương pháp kiểm tra này được sử dụng cả trước và sau khi học một tiết học, một phần chương, một chương, một số chương hoặc toàn bộ môn học.

- Kiểm tra thực hành: Phương pháp kiểm tra này nhằm kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành như đo lường, thí nghiệm, lao động... ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm, phòng thực hành, vườn trường...

- Kiểm tra bằng máy: Ở một số nước hiện nay người ta sử dụng phương pháp kiểm tra bằng máy về chất lượng lĩnh hội tri thức. Chương trình kiểm tra được đưa vào máy, HS- SV chọn câu trả lời bắng số và ấn vào số tương ứng trên máy.

- Phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá: Để người học ý thức rõ bản thân mình phải tự học, học tập liên tục, học tập suốt đời, phải hình thành cho họ thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá mức độ lĩnh hội tài liệu học tập, kỹ năng, tự lực phát hiện những sai lầm mắc phải và vạch ra cách khắc phục những lỗ hổng trong sự hiểu biết của mình.

Đánh giá và tự đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: Kết quả kiểm tra việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được thể hiện trong việc đánh giá.

1.3.3.5. Việc lựa chọn, kết hợp tối ưu các phương pháp dạy học

Trong thực tiễn dạy học, bất kỳ một giờ dạy nào cũng có sự phối hợp, kết hợp một vài phương pháp. Hơn nữa, bản thân các phương pháp dạy học đều thâm nhập vào

25

nhau để thể hiện tác động giữa GV và học sinh – sinh viên. Còn nếu khi nói vận dụng phương pháp dạy học ở một thời điểm nào đó, có nghĩa là phương pháp dạy học đó chiếm ưu thế nhằm thực hiện một nhiệm vụ dạy học nào đó, tuyệt nhiên không có nghĩa chỉ là sử dụng một phương pháp dạy học mà không kết hợp với phương pháp dạy học khác.

GV là người thiết kế sự phối hợp các phương pháp dạy học. Hiệu quả của việc dạy học phụ thuộc một phần quan trọng vào sự kết hợp đó. Để đảm bảo tính tối ưu trong việc kết hợp, lựa chọn các phương pháp dạy học cần phải quán triệt những tiêu chuẩn sau:

- Sự phù hợp các nguyên tắc với phương pháp dạy học. - Sự phù hợp các nguyên tắc với nhiệm vụ dạy học cụ thể.

- Sự phù hợp các phương pháp với nội dung dạy học của một mục, một tiết học của môn học nào đó.

- Sự phù hợp các phương pháp với khã năng học tập của HS – SV, với đặc điểm của tập thể lớp.

- Sự phù hợp của các phương pháp với với những điều kiện, phương tiện và thời gian dành cho học tập.

- Sự phù hợp các phương pháp với khả năng nghề nghiệp của người GV.

Trong những thập kỷ gần đây, cùng với sự đổi mới nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học cũng được đặt ra. Bản chất của sự đổi mới đó là chuyển từ phương pháp thông báo tái hiện sang việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của học sinh – sinh viên nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập, tính sáng tạo của họ, để họ tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Để thực hiện được điều đó cần phối hợp các xu hướng: Tích cực hóa, cá biệt hóa, phân hóa hoạt động nhận thức học tập của học sinh – sinh viên và công nghệ hóa quá trình dạy học.

26

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn khí cụ điện tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)