Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở vùng đồng bào Chăm thời gian qua

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 42 - 49)

- Lễ hội Ramưwan:

2.2.4. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở vùng đồng bào Chăm thời gian qua

gian qua

Trong quá trình xâm lược và thống trị của nước ta, các thế lực thù địch tìm mọi cách trực tiếp nắm người Chăm để thực hiện âm mưu “chia để trị"; "chia rẽ dân tộc” và ngăn chặn phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần hai, chúng ra sức tuyên truyền người Kinh lấn đất của người Chăm, người Pháp tới là để giúp người Chăm lấy lại đất. Chúng bày trò tổ chức "Hội Chăm Thượng phục hưng" và “đội quân Chăm Thượng".

Thấy rõ vai trò to lớn của của tôn giáo trong xã hội người Chăm, Mỹ- Ngụy đã hết sức tranh thủ và tìm mọi cách để nắm lấy tầng lớp tu sĩ. Chúng đã giúp đỡ những người Chăm cầm đầu Hồi giáo Islam xây dựng một số thánh đường Hồi giáo và lập ra "Hội đồng giáo cả” (1959). Ngụy quyền Sài Gòn cũng tìm mọi cách nắm lực lượng Chăm Hồi giáo. Lợi dụng mâu thuẫn giữa những người cầm đầu Hồi giáo, ngụy quyền Sài Gòn đã thành lập một tổ chức nữa là "Hiệp hội Chăm Hồi giáo Việt Nam" (196 1) tách khỏi "Hội đồng giáo cả Chăm Hồi giáo" để dễ bề lèo lái, thao túng hoạt động, lôi kéo tín

đồ người Chăm, đưa "Hiệp hội Chăm Hồi giáo Việt Nam" nhập vào liên tôn chống cộng...

Một trong những sản phẩm nguy hiểm nhất trong âm mưu của các thế lực thù địch đối với dân tộc Chăm là FULRO Chăm do chúng nặn ra và nuôi dưỡng, sử dụng.

Fulro Chăm là một bộ phận của tổ chức FULRO nói chung. Sự phát sinh và phát triển của FULRO là một quá trình phức tạp với nhiều mâu thuẫn, chịu sự tác động của các thế lực thù địch bên ngoài và các mâu thuẫn trong nước xuất phát từ việc giải quyết vấn đề dân tộc của ngụy quyền Sài Gòn. Liên quan đến FULRO Chăm có một số sự kiện đáng chú ý sau đây:

Sự hình thành các mặt trận ở Cămpuchia vào năm 1960 với khẩu hiệu "giải phóng" cho vùng dân tộc ở Việt Nam, cụ thể là "Mặt trận giải phóng Miên Hạ" (Front de

Liberation du Kampuchia Krom-FLKK) do Châu Đa Ra cầm đầu, "Mặt trận giải phóng Chăm Pa" (Front de Libération du Chămpa- FLC) do Leskosscm cầm đầu. Các tổ chức này chủ trương đẩy mạnh hoạt động thâm nhập vào vùng dân tộc Khơ me, dân tộc Chăm và gây cơ sở, ảnh hưởng, kích động ly khai dân tộc.

Cùng thời gian, những người cầm đầu phong trào BAJARAKA (lấy tên theo chữ đầu của những dân tộc ở Tây Nguyên là Ba Na, Gia Rai, Cơ Ho, Ra Đê) năm 1957- 1958 bị Diệm trấn áp nay được thả tự do (sau khi Diệm bị lật đổ) đã phục hồi hoạt động và thành lập tổ chức "Mặt trận giải phóng cao nguyên" (Front de Liberation du Haut Platoaux, Montagnard-FLHPM). Mặt trận này tổ chức cuộc bạo động 20-9- 1964 ở Dak Lak và bị chính quyền ngụy Sài Gòn trấn áp phải chạy dạt sang Cămpuchia. Năm 1965, FLHPM đã liên kết thành một tổ chức chung lấy tên là "Mặt trận thống nhất đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức", viết tắt theo tiếng Pháp là FULRO.

Tổ chức FULRO trong người Chăm ở Việt Nam được nhen nhóm hình thành từ năm 1966. Do tay chân của Leskosscm từ Campuchia về móc nối và giao cho Huỳnh Ngọc Sắng cầm đầu. FULRO Chăm hoạt động dựa vào thế lực của FULRO Thượng ở Tây Nguyên, với mưu mô "đấu tranh lập một Nhà nước ChămPa tự trị". Trong những năm 1969- 1970, do bị chính quyền Sài Gòn lũng đoạn, đàn áp mạnh, FULRO Chăm tạm thời tan rã, Huỳnh Ngọc Sắng và số cầm đầu phiêu bạt sang Cămpuchia lánh nạn. Tại Cămpuchia, bọn chúng được "Trung ương FULRO" lưu vong) đào tạo, huấn luyện,

sau đó tung về nước tiếp tục hoạt động. Trong các năm 1972- 1973, Sắng và đồng bọn lén lút về lại vùng Chăm để bí mật hoạt động gây dựng gây cơ sở, lôi kéo, tác động số ngụy quân, ngụy quyền là người Chăm, tổ chức họ trở thành lực lượng cốt cán của FULRO Chăm, chuẩn bị đối phó với cách mạng khi miền Nam giải phóng.

Sau ngày giải phóng, lợi dụng việc một số người còn mặc cảm với chế độ, lực lượng phản động Fulro Chăm đã mở rộng hoạt động phá hoại chính quyền cách mạng và sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở vùng đồng bào Chăm.

Bằng các nguồn tài trợ từ bên ngoài, chúng dựng lên "trung tâm văn hóa Chăm" ở Phan Rang năm 1977 nhằm thu hút lực lượng trí thức Chăm, sử dụng họ thành tay sai tập hợp quần chúng Chăm, tuyên truyền tư tưởng hẹp hòi, gây kỳ thị chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, cung cấp lực lượng cho tổ chức Fulro Chăm. Những kẻ cầm đầu lực lượng này đã tìm cách xuyên tạc, phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của chính quyền cách mạng ở địa phương. Chúng rêu rao những luận điệu tuyên truyền kích động và xuyên tạc lịch sử quan hệ giữa dân tộc Chăm với các dân tộc khác nhằm chia rẽ người Chăm với người Việt và các dân tộc anh em, lôi kéo thanh niên Chăm chạy theo Fulro. Lực lượng Fulro ở đây còn tổ chức các hoạt động vũ trang, bạo loạn hòng chống phá chính quyền cách mạng. Chúng tổ chức bộ máy hành chính cho các vùng Chăm trong tỉnh và biên chế quân đội riêng. Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, bọn Fulro đã chuẩn bị một cuộc bạo loạn vào tháng 01 năm 1977 nhằm cùng một lúc cướp chính quyền ở 12 xã, 4 huyện lỵ có đồng bào Chăm sinh sống song bị chính quyền cách mạng phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

Với thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước trong thời gian qua, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào Chăm được nâng cao một bước, song trước sự tác động phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, các phần tử chống phá cách mạng tìm cách móc nối với các thế lực phản động bên ngoài thành lập các tổ chức, tìm mọi cách cản trở sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Đặc biệt, gần đây trên thế giới xảy ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến các nước Hồi giáo và vấn đề Hồi giáo. Giới chức sắc Hồi giáo ở các tỉnh Duyên hải miền Trung và các tỉnh Nam Bộ đang đề nghị thành lập Ban đại diện Hồi giáo của người Chăm, nhằm mục đích mở rộng hoạt động đến các địa phương để lôi kéo tín đồ và phát triển tín đồ. Các phái Islam ở Nam

Bộ có nhiều quan hệ cá nhân với các nhân và tổ chức Hồi giáo của các nước trên thế giới.

Ngoài lực lượng trực tiếp chống phá ta ở trong nước, một số lực lượng phản động người Chăm lưu vong được các thế lực, tổ chức phản động nước ngoài dung túng, bao che đã tìm mọi cách để chống phá cách mạng Việt Nam và cản trở sự nghiệp xây dựng của đồng bào Chăm.

Hiện nay, theo thống kê của Bộ Công an, có 10 tổ chức Chăm lưu vong ở nước ngoài.

- Văn phòng ChămPa quốc tế (IOC)

- Hội bảo tồn văn hoá ChămPa tại Hoa Kỳ (CCPA - USA) - Hiệp hội quốc tế hồi sinh dân tộc Chăm (IRACN) - Hội văn hoá truyền thống ChămPa tại Hoa Kỳ - Cộng đồng Chăm Muslim tại Hoa Kỳ (CMC - USA) - Hội văn hoá nghệ thuật ChămPa quốc tế (CIACF) - Liên minh người Chăm tị nạn tại Hoa Kỳ (CRT - USA) - Hội văn hoá Muslim Việt Nam tại Pháp (AVMV) - Hội thanh niên ChămPa.

- Văn phòng liên lạc thanh niên ChămPa Quốc tế.

Trong 10 tổ chức này có 7 tổ chức tại Mỹ, 01 tổ chức ở Pháp, 01 ở Canada và 01 tổ chức ở Ucraina. Các tổ chức này lập ra đều nhằm mục đích công khai là đại diện để đấu tranh bảo vệ quyền lợi người Chăm ở nước ngoài, duy trì các hoạt động văn hoá văn nghệ truyền thống dân tộc. Nhưng số đối tượng cực đoan đã lợi dụng hoạt động của các tổ chức này để tuyên truyền kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kích động hận thù dân tộc, tranh thủ các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước ủng hộ đấu tranh phục hồi "Vương quốc ChămPa"; tài trợ cho các hoạt động phát triển đạo trong vùng đồng bào Chăm; kích động di cư tự do sang Campuchia, Malaixia.

Đặc biệt, trong thời gian qua "Hội bảo tồn văn hoá ChămPa" ở Mỹ do Dương Tấn Sở cầm đầu và các tổ chức phản động ở nước ngoài luôn tìm cách móc nối với bọn phản động người Chăm trong nước làm cơ sở để tung tài liệu xấu về nước tuyên truyền, hô hào cho tư tưởng muốn khôi phục lại cái gọi là "Vương quốc ChămPa", đồng thời kêu

gọi tổ chức hồi giáo các nước mở rộng ảnh hưởng của mình đến các vùng dân tộc Chăm sinh sống.

Gần đây, bọn phản động người Chăm lưu vong tại Campuchia còn xúc tiến thành lập "phong trào người Chăm". Chúng đã tụ tập được hơn 50 người Chăm theo Hồi giáo Islam ở Việt nam và Campuchia đưa đi Ả rập Xê út và Malaixia để đào tạo. Đầu năm 2003, một số phần tử cực đoan người Chăm ở nước ngoài như: Quảng Đại Đủ, Lộ Trưng Tiền (Malaixia), mục sư Mousser (Pháp), ca sĩ Chế Linh (Canada) tìm cách liên kết với số trí thức người Chăm bất mãn trong nước để chia rẽ Chăm - Kinh, đòi khôi phục "Vương quốc ChămPa".

Tại Pháp, Ban biên tập "Tạp chí ChămPa" tiếp tục xuất bản cuốn sách chămpaka số 2 với tựa đề "ChămPa trên làn sóng báo chí quốc tế từ năm 1975". Cuốn sách tập trung nhiều bài viết xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta; ủng hộ cuộc bạo loạn của Fulrô ở Tây Nguyên, kích động người Chăm đứng lên đấu tranh đòi khôi phục "Vương quốc ChămPa". Cuốn sách đã được phát tán về các vùng người Chăm sinh sống ở Việt Nam. Tại Ucraina, Thành Thanh Dãi - Tiến sĩ chính trị học người Chăm đã thành lập tổ chức "Hội Liên hiệp quốc tế phục hưng dân tộc Chăm", (gọi tắt là Hội phục quốc ChămPa) do y là chủ tịch. Tổ chức này đang liên kết với các tổ chức, phần tử cực đoan người Chăm trong và ngoài nước nhằm khôi phục "Vương Quốc Chăm pa".

Hiện nay, lợi dụng chính sách mở cửa, đa dạng hoá các quan hệ của Đảng, Nhà nước ta, các lực lượng phản động tăng cường xâm nhập vào người Chăm qua các hình thức thăm người thân, du lịch, viện trợ từ thiện; giao lưu văn hoá... qua đó để thu thập tin tức, tác động tư tưởng, tuyên truyền gây hoài nghi, chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng và tâm lý hoài cổ, gieo rắc tư tưởng mặc cảm, hận thù để kích động, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Những vấn đề đáng chú ý về quốc phòng - an ninh nổi lên trong thời gian gần đây:

Về an ninh chính trị: Các tổ chức phản động vẫn lén lút, nhen nhóm hoạt động, khơi dậy vấn đề lịch sử dân tộc, kích động chia rẽ người Chăm với người Kinh. Mục đích cuối cùng là đòi lập lại "Vương Quốc Chăm Pa". Năm 2002, tại Ninh Phước, Ninh Thuận có 4 điểm di dân tự do của người Chăm, mỗi điểm có từ 100 đến 200 hộ. Họ tự bầu ra khu trưởng. Điểm đáng lưu ý là chức danh này không thuộc tổ chức chính quyền,

đoàn thể của địa phương; số được bầu làm khu trưởng đều đã từng hoạt động trong tổ chức Fulrô trước đây. Trong mỗi khu còn có từ 6 đến 14 người đã từng hoạt động Fulrô ở Tây Nguyên và kích động người Chăm đòi ly khai, tách xã, không ở chung với người Kinh.

Tháng 8/2004, bọn phản động người Chăm đã phát tán đến giới trí thức và chức sắc người Chăm ở Ninh Thuận tài liệu "Sự bảo tồn văn hoá dân tộc ChămPa qua chính sách của các chế độ Đại Việt - Việt Nam" của Hoa Đình Sỏi - một phần từ cực đoan là người Chăm đang ở Mỹ. Nội dung xuyên tạc lịch sử, vu cáo chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; kích động hận thù dân tộc, chia rẽ đoàn kết Kinh - Chăm. Cuối năm 2004, bọn phản động người Chăm ở Mỹ và Thái Lan đưa về khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận hàng loạt băng đĩa cùng với nội dung xuyên tạc lịch sử nhằm kích động " ly khai tự trị". Lấy cớ bảo tồn văn hoá dân tộc Chăm để đòi khôi phục "Hội đồng phong tục Chăm" - một tổ chức phản động có từ thời Nguỵ và đòi tự do phát hành báo chí. Tháng 01/2005, Nguyễn Thanh Hải - Việt kiều tại Mỹ về thăm quê ở Phước Nam, Ninh Phước, mang về một số tài liệu viết bằng tiếng Chăm có nhiều nội dung xấu.

Về tôn giáo; Hiện tượng mất đoàn kết, phân chia khu vực, tranh chấp chức sắc, chia rẽ tín đồ trong từng tôn giáo và giữa các tôn giáo với nhau vẫn tiếp diễn. Các thế lực thù địch bên ngoài tìm cách lợi dụng, móc nối, kích động những phần tử cực đoạn trong các tôn giáo của người Chăm để nhen nhóm hoạt động. Nổi lên là đạo Islam được các cá nhân và tổ chức Hồi giáo ở nước ngoài tài trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa thánh đường, đi hành hương và đi học ở nước ngoài. Tại Văn Lâm, Phước Nam, Ninh Phước phát hiện Từ Sa My đi xuất khẩu lao động tại Malixia từ tháng 8/2004, nhưng thực tế là đi học truyền đạo. Tháng 5/2005 về tại địa phương, tiếp tục xin đi học đạo ở Li- bi. Đây là ý đồ tạo nguồn phát triển đạo Hồi của người Chăm và liên kết với đạo Hồi của các nước. Cũng trong tháng 5/2005, ta phát hiện Phụng Tứ ở Ban Ha Ken, thánh đường 10/4 Phước Nam, Ninh Phước gửi hồ sơ cho tổ chức Muslin ở Mỹ xin tiền xây dựng thánh đường và đã được thông báo sẽ được tài trợ 170 ngàn đôla để xây dựng thánh đường. Một số người nước ngoài tăng cường quan hệ với bà con Chăm với các vị chức sắc, tôn giáo quyên tiền gửi về xây mới thánh đường. Có người lợi dụng đi thăm thân nhân đi truyền đạo Tin lành. Trong đồng bào dân tộc Chăm, tôn giáo tồn tại nhiều nghi

lễ phức tạp và tốn kém tiền của công sức của đồng bào, sau ngày thống nhất đất nước được cải tiến nhiều nay đang có chiều hướng phục hồi trở lại. Bên cạnh đó xuất hiện những bất đồng trong nội bộ các vị chức sắc trong cùng một tôn giáo hoặc giữa tôn giáo này với tôn giáo khác có lúc gay gắt. Một số nơi có tình hình bà con Chăm bị lôi kéo từ bỏ phong tục tập quán và bản sắc văn hóa truyền thống của mình đi theo tôn giáo khác. Hiện nay riêng ở địa bàn Ninh Thuận đã có 700 người Chăm theo Công giáo và Tin lành. Đây là diễn biến mới trong đồng bào người Chăm cần phải được kịp thời giáo dục phê phán, không để các thế lực thù địch lợi dụng.

Về trật tự an toàn xã hội: Một số nơi, những phần tử cực đoan trong người Chăm cũng có những hoạt động chống đối. Tháng 3/2005, tại thôn Hữu Đức, Phước Hữu, Ninh Phước có 3 người là Quảng Đại Thi, Hàn Thọ và Trương Vân Sinh đòi xoá bỏ hội người cao tuổi để lập ra già làng. Ngày 01/6/2005, công an thị trấn Phước Dân, Ninh Phước bắt tên Thuận Dắng là đối tượng truy nã, kế đó có khoảng hơn 100 thanh niên người Chăm kéo đến trụ sở Công an Ninh Phước gây áp lực đòi thả Dắng.

An ninh nông thôn: Từ năm 1992 đến nay trong vùng Chăm vẫn còn xảy ra một số vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào. Có vụ việc gây mất trật tự kéo dài... Đặc biệt cuối tháng 7 năm 2004 đến cuối năm 2004 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tiếp tục xuất hiện một số biểu hiện mất ổn định giữa đồng bào người Kinh và đồng bào người Chăm. Chủ yếu là thanh niên tổ chức đánh nhau gây thương tích, làm hư hại nhà cửa, ngoài ra thanh niên người Chăm còn tổ chức việc giành lại đất của người Kinh. Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 42 - 49)