- Lễ hội Ramưwan:
2.3.3. Những bất cập, hạn chế và đòi hỏi khách quan nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận
đạo của cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận
Do sự tác động của cơ chế thị trường vào xã hội nông thôn làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội đã làm lộ rõ những khiếm khuyết trong công tác lãnh
đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở trong thời gian qua. Đảng ta đã chỉ rõ: “Trong thời gian qua, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham những, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vừa không giữ đúng kỹ cương phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ, nội dung và phương châm hành động chậm đổi mới còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá” [5, tr.166]. Là một vùng nông thôn của Ninh Thuận, vùng đồng bào Chăm sinh sống cũng không năm ngoài những đánh giá chung ấy.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống có đạo đức cách mạng, có lối sống trong sạch, giản dị luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng trung thành với chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh việc lãnh đạo địa phương, nhiều đồng chí còn xây dựng phát triển kinh tế gia đình trở nên khá giả, xây dựng gia đình văn hoá …Họ trở thành tấm gương để đồng bào Chăm noi theo. Tuy nhiên trong thực tế không thể phủ nhận đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở vùng đồng bào Chăm sinh sống ở Ninh Thuận vẫn còn những hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất, do những điều kiện chủ quan, khách quan, đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống chưa được đào tạo đầy đủ những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ (43,2% lý luận chính trị, 29,1% chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo bồi dưỡng quản lý nhà nước là 52,6%). Trong giai đoạn mới đòi hỏi khách quan là người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở phải có tri thức, nắm bắt được những vấn đề thực tiễn đặt ra trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những tri thức khoa học để xem xét, chỉ đạo giải quyết những vấn đề cuộc sống.
Thứ hai, năng lực tổ chức chỉ đạo thực tiễn chưa ngang tầm với giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua Ninh Thuận nói chung và vùng đồng bào chăm nói riêng vẫn là khu vực nghèo, tốc độ phát triển chậm. Điều đó chứng tỏ đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở chưa khơi dậy, phát huy, khai thác được những tiềm năng, thế mạnh của vùng để
phát triển kinh tế - xã hội. Tính chủ động sáng tạo đột phá để thực hiện “rút ngắn”, “đi tắt” “đón đầu” trong phát triển kinh tế - xã hội chưa được phát huy hết. Nền kinh tế vùng đồng bào chăm vẫn mang tính thuần nông. Một vài nơi như Phước Nam, Phước Hải, Nhơn Hải vốn đã xảy ra những điểm nóng cục bộ, kẻ xấu lợi dụng kích động gây mất ổn định chính trị xã hội, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở trực tiếp ở địa phương chưa đủ năng lực, bản lĩnh để giải quyết kịp thời dứt điểm những xung đột xảy ra
Thứ ba, một số cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm chưa thoát khỏi tư duy cũ - tư duy quan liêu bao cấp. Nhiều đồng chí còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Một số chưa thoát khỏi những hủ tục lạc hậu. Ở một số làng, tình trạng sử dụng luật tục để thay thế cho các quan hệ điều chỉnh bằng pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn còn xảy ra.
Thứ tư, một số chính sách, chế độ về đào tạo, khuyến khích đãi ngộ để xây dựng phát triển củng cố đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm chưa thật phù hợp, chưa động viên, thu hút được cán bộ chủ chốt cơ sở phát huy hết khả năng, nhiệt tình công tác; chưa thuyết phục được những người có năng lực tham gia vào hệ thống chính trị cơ sở để lãnh đạo địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, Phương thức hoạt động của hệ thống chính trị đặc biệt là các tổ chức đoàn thể chậm được đổi mới. Nội dung sinh hoạt chưa thu hút được hội viên tham gia, hoạt động cầm chừng thiếu sự chủ động trong công tác chuyên môn cũng như công tác của Hội…Một số chi hội ở các thôn hoạt động còn hình thức, chưa xây dựng được lực lượng nòng cốt. Sự lãnh đạo, chỉ đạo còn chung chung. Sự kết phối hợp của các bộ phận, đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở chưa nhịp nhàng, hiệu quả. Việc kiểm tra giám sát chưa sâu kỹ.
Tóm lại, sự nghiệp cách mạng đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nước ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Song nước ta đang đứng trước vận hội mới, thời cơ lớn và thách thức không nhỏ. Thời kỳ mới đòi hỏi phải xây dựng, củng
cố hệ thống chính trị nâng cao năng lực lãnh đạo đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Ngoài xu hướng chung ấy, vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận còn mang những nét riêng, đặc thù. Vì vậy nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận mang tính khách quan và là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới và mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Chương 3