Từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ sở đã triển khai thực hiện các chương trình nâng cao đời sống vật chất, xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Các làng Chăm đã xây dựng được phong trào giúp nhau làm kinh tế, giúp nhau làm nhà ở, tương trợ lẫn nhau...Kết quả cho thấy, mức thu nhập bình quân/người/năm tăng từ 30- 45% so với trước khi xây dựng. Tại các làng Chăm, số hộ khá giàu cũng tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao. Xóm làng đều có sự đổi thay tiến bộ, nhà ở khang trang hơn, người dân được ăn no hơn, ngon hơn, mặc ấm hơn, đẹp hơn... điển hình như các làng: Hữu Đức, Văn Lâm, Phước Nhơn, An Nhơn tỉnh Ninh Thuận... Trong tổng số những gia đình khá giả ở Ninh Thuận, thì số gia đình đồng bào Chăm chiếm tỉ lệ khoảng 40%.
Kết quả nghiên cứu thu được qua bảo sát 3280 hộ gia đình đã có 2530 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 77%) sở hữu xe máy phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Đây cũng được xem là một tiêu chí quan trọng chứng tỏ đời sống vật chất của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đã và đang được nâng lên. Đáng lưu ý, đã có tới 4% hộ gia đình trong diện điều tra hiện đang sở hữu ô tô phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, đây được xem là tín hiệu đáng mừng.
Việc sở hữu các phương tiện điện tử phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày được xem là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá thực trạng
đời sống vật chất, mức sống của đồng bào dân tộc Chăm. Kết quả nghiên cứu thu thập được qua khảo sát trực tiếp các hộ gia đình (cho thấy đời sống vật chất của đồng bào Chăm những năm gần đây đã có được những bước cải thiện. Trong tổng số 3280 hộ gia đình được điều tra, chỉ có 8% số hộ còn sử dụng ti vi đen trắng, thay thế vào đó là có tới 87% số hộ đã có ti vi màu, 39% hộ có Đài thu sóng PM.
Tuy nhiên, số liệu thu được cũng cho thấy đời sống vật chất của đồng bào Chăm mặc dù được nâng lên song cũng còn rất khó khăn. Ngoại trừ ti vi màu, các phương tiện điện tử hiện đại khác như đầu hát Karaoke, loa, tăng âm, đầu đưa CD, VCD, DVD, MP3... chỉ có số ít hộ gia đình (từ 13 % đến 20%) sở hữu. Cá biệt, chỉ có 5% số hộ gia đình có sở hữu máy vi tính; 4% số hộ có đầu trò chơi điện tử nối vào vô tuyến hoặc máy tính.
Tỷ lệ những người được hỏi cho biết về các phương tiện sinh hoạt điện tử hiện gia đình họ đang sở hữu:
Song tỷ lệ hộ gia đình sở hữu các phương tiện, máy móc như xe công nông, máy kéo, máy gặt đập, xay xát... trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất, canh tác còn ở mức thấp. Cụ thể, chỉ có 11% số hộ sở hữu xe công nông, máy kéo; 8% hộ sử dụng máy gặt đập, xay xát, máy bơm.
Những nguồn thu nhập hiện nay của gia đình đa số đồng bào dân tộc Chăm trong những năm qua vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ. Ngoài những gia đình có các thành viên là cán bộ, công nhân thuộc diện làm công ăn lương, cứ 10 hộ gia đình được khảo sát thì có tới 8 hộ gia đình có nguồn thu nhập chủ yếu từ làm ruộng, nuôi gia cầm, thuỷ sản chỉ để sử dụng cho gia đình. Tỷ lệ
1. Tivi màu 87%
2. Đài thu sóng FM 39%
3. Đầu nghe, xem đĩa CD, VCD, DVD, MF3… 20%
4. Dàn máy hát (loa, tăng âm) 16% 5. Đầu hát Karaoke 13% 6. Tivi đen trắng 8% 7. Máy tính
các hộ gia đình có nguồn thu từ hoạt động làm nông nghiệp quy mô lớn, canh tác trên diện tích rộng hoặc nuôi trồng gia cầm, thuỷ sản để kinh doanh rất thấp, chiếm chưa đến 10% trong tổng số 3280 hộ gia đình được hỏi. Thu nhập của gia đình đến từ những nguồn như cung cấp dịch vụ nông nghiệp (làm đất tưới tiêu, gặt đập ); kinh doanh sản phẩm hoặc vật tư nông nghiệp; từ nguồn trợ giúp ổn định của người thân, họ hàng chỉ ở mức rất khiêm tốn, từ 3% đến 5%. Những số liệu này cũng phần nào cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc biệt trong nông nghiệp của đồng bào Chăm hiện nay nhìn chung rất manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Đây được xem là một trong những lý do giải thích tại sao đời sống của đại bộ phận đồng bào Chăm hiện vẫn ở mức thấp, nghèo nàn, lạc hậu.
Đa số người dân vùng đồng bào Chăm sống bằng nghề nông, tuy nhiên hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, thường xuyên hứng chịu nhiều trận lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các làng nghề truyền thống không phát triển và tiêu thụ được sản phẩm. Tỷ lệ hộ nghèo đói ở một số làng thuộc tỉnh Ninh Thuận khá cao như: Tuấn Tú 131/193; Hậu Sanh 163/215; Hiếu Thiện 158/ 173; Thành Tín 170/437; An Nhơn được xem là làng giàu nhất trong số 22 làng Chăm ở Ninh Thuận thì số hộ nghèo đói cũng chiếm 210/736 hộ.
Kết quả số liệu thu được về thu nhập bình quân của gia đình và của người dân địa phương cho thấy chính vì đa số đồng bào Chăm hiện nay sống dựa vào nông nghiệp, mà chủ yếu là sản xuất, canh tác quy mô nhỏ nên thu nhập bình quân theo đầu người của gia đình và của người dân địa phương (theo đánh giá của những người được hỏi) ở mức thấp.
Nếu căn cứ vào mục thu nhập này để đánh giá về mức độ giàu nghèo của hộ gia đình thì có thể thấy đa số hộ gia đình đồng bào Chăm hiện nay sống ở mức nghèo và rất nghèo (thu nhập bình quân từ 50 đến 100 ngàn đồng/người/tháng được coi là nghèo; thu nhập bình quân dưới 50 ngàn đồng/người/tháng thuộc diện rất nghèo). Tỷ lệ hộ gia đình có mức sống khá giả và giàu có (thu nhập từ 500 ngàn đến trên 1 triệu
đồng/người/tháng) rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số 3280 hộ gia đình được khảo sát.
Hiện nay cộng đồng người Chăm đang sinh sống ở Ninh Thuận với truyền thống đoàn kết, đức tính cần cù, sáng tạo đang sát cánh cùng với các dân tộc anh em hưởng ứng tích cực công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo mà trọng tâm trước mắt là thực hiện thành công công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới; giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp, dần xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng các làng Chăm ngày càng có đời sống dân chủ, văn minh và hạnh phúc. Trong quá trình đó đã xuất hiện nhiều gương lao động giỏi, nhiều cán bộ, đảng viên là người Chăm đã trưởng thành và đang giữ nhiều cương vị trong tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước từ cấp Trung ương tới cấp cơ sở.