Về lãnh đạo chính trị

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 30 - 33)

- Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở, các tổ chức cơ sở ở địa bàn vùng đồng bào Chăm đã xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó tổ chức Đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Nhiều cấp ủy quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội để ổn định chính trị đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội nhằm phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho nhân dân. Do đó tình hình dân sinh, dân chủ từng bước được nâng lên. Việc lãnh đạo và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh và từng bước đi vào nền nếp. Thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, nhân dân đã thực hiện quyền làm chủ của mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm, cải tiến lề lối phong cách làm việc của cán bộ đảng viên cơ sở. Đa số xã đã thành lập ban thanh tra nhân dân và xây dựng được qui ước, hương ước. Nhiều nơi đã thực hiện việc công khai các khoản thu, chi ngân sách địa phương, nhất là việc thu, chi từ nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp để dân biết và giám sát. Tổ chức để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình thông qua bầu trưởng thôn. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở ở các thôn. Huy động đông đảo nhân dân tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá, xây dựng làng văn hóa, các công trình phức lợi công cộng…

Kết hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) với chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và đưa cuộc vận động này đi vào nền nếp.

Hầu hết các cấp ủy đã tiến hành rà soát, bổ sung và hoàn thiện qui chế làm việc của cấp ủy và chi đảng bộ, giáo dục đảng viên ý thức tự giác trong rèn luyện phấn đấu, nhất là năng lực tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, thường xuyên kiểm tra thực hiện nhiệm vụ đảng viên và những điều đảng viên không được làm. Hàng năm đánh giá chất lượng đảng viên, các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung chỉ đạo và thực hiện chỉ thị 29 của Ban Bí thư và kế hoạch hướng dẫn của Ban tổ chức Trung ương về việc đổi thẻ đảng viên.

Công tác xây dựng đảng ngày càng được chú trọng hầu hết các cấp ủy đảng, cơ sở đã tiến hành đại hội đảng bộ, chi bộ theo qui định điều lệ đảng và tiến hành rà soát, bổ sung hóa thêm chương trình hành động của chi, đảng bộ cả nhiệm kỳ. Xây dựng qui chế làm việc của đảng ủy, chi ủy, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của ban chấp hành, ban thường vụ và của chương trình cấp ủy viên - đa số cấp ủy xây dựng được chương trình công tác tháng, quí, đã có chuyển biến rõ về việc ra nghị quyết và tổ chức lãnh đạo thực hiện nghị quyết có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên mới, thường xuyên kiểm tra đảng viên thực hiện nghị quyết và chấn chỉnh lề lối sinh hoạt chi đảng bộ.

Về hoạt động của HĐND các xã vùng đồng bào Chăm sinh sống hiện nay đã có nhiều tiến bộ, nhất là từ khi triển khai qui chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; chất lượng các kỳ họp của HĐND từng bước được nâng lên. Công tác chuẩn bị cho các kỳ họp đã được chuẩn bị khá kỹ. Nội dung chương trình nghị sự của kỳ họp được Chủ tịch HĐND thoả thuận bàn bạc thống nhất với UBND, mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ngành có liên quan. Nhiều nội dung nghị quyết của kỳ họp đã được công khai cho nhân dân góp ý như phương hướng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất... ở địa phương nên đã sát với tình hình thực tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Số lượng các đại biểu HĐND có mặt tại kỳ họp cũng đã ổn định từ 90-98%; Trong cuộc họp, đại biểu HĐND đã phát biểu thẳng thắn, trình bày chính kiến của mình và tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn được nâng cao. Hoạt

động của các tổ đại biểu, của đại biểu HĐND có tiến bộ, được coi trọng, nhất là trong tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp đã được đông đảo nhân dân tham gia góp ý. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của HĐND nói chung, của đại biểu HĐND cấp xã vùng đồng bào Chăm sinh sống nói riêng còn có nhiều hạn chế, thể hiện:

- HĐND, mà cụ thể từng đại biểu HĐND chưa khẳng định được hết vai trò vị trí của mình trong hoạt động thực tiễn, còn nặng về hình thức, chưa có thực quyền trong việc quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương theo luật định như nhiều nội dung của nghị quyết kỳ họp chỉ là sự sao chép lại nghị quyết của Đảng uỷ, của HĐND cấp trên...

- Hiệu quả giám sát của HĐND xã tuy đã được nâng lên song còn hạn chế, thể hiện như: còn lúng túng trong việc tìm cách nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát, trong việc phát hiện các vụ việc tiêu cực trên địa bàn hoạt động, trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan cấp trên đóng trên địa bàn xã.

- Hoạt động của đại biểu HĐND chủ yếu mới thể hiện trong kỳ họp, trong tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, chưa được phát huy trong đời sống hàng ngày. Có đại biểu còn ngại tiếp xúc với dân, chưa được dân tin cậy nên khi có mâu thuẫn, thắc mắc hay kiến nghị, người dân thường không bày tỏ với đại biểu HĐND. Có đại biểu còn tỏ ra thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước nhiệm vụ mà Chủ tịch HĐND phân công. Nguyên nhân quan trọng của những tồn tại trên xuất phát từ sự yếu kém, hạn chế về trình độ, năng lực hoạt động của đại biểu HĐND.

Về hoạt động của UBND các xã vùng đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay đã có những cố gắng, tiến bộ trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND cùng cấp và nhiệm vụ cấp trên giao, đã phát huy được vai trò là công cụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, chăm lo phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Tác phong làm việc của cán bộ chính quyền đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng dân chủ hoá, công khai hoá, sát dân, sát thực tế và đã bước đầu khắc phục được các tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu dân. Tất cả các thôn có đồng bào Chăm sinh sống đã xây dựng được qui chế mới, Ban quản lý thôn đã có qui chế hoạt động nên đã giúp cho hoạt động của UBND được nâng lên.

Tuy nhiên, với nhu cầu thực tế trong sự nghiệp đổi mới, với sự phát triển của xã hội nói chung thì hoạt động của UBND vùng đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận còn nhiều hạn chế như hoạt động của UBND còn mang tính thụ động, hoạt động quản lý trên một số lĩnh vực như tài chính, đất đai, ngân sách xã... còn yếu, còn gây lãng phí. Một số chức danh trong UBND còn hoạt động kém hiệu quả gây tiêu cực, bất bình trong dân. Lề lối làm việc tuy có được cải thiện song vẫn còn mang tính hành chính, mệnh lệnh, chưa thực sự sát dân; một số cán bộ còn ngại tiếp dân, né tránh, giải quyết sự vụ cứng nhắc chưa sát với yêu cầu thực tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, song nguyên nhân quan trọng vẫn do đội ngũ cán bộ UBND còn hạn chế về năng lực, trình độ, chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản về chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w