Gắn quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng với thu hút người Chăm vào đội ngũ cán bộ chủ ch ốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 70 - 74)

- Lễ hội Ramưwan:

3.3.2.3. Gắn quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng với thu hút người Chăm vào đội ngũ cán bộ chủ ch ốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Thực tiễn cho thấy, trong đội ngũ CBCC vùng đồng bào Chăm, người Chăm chiếm tỷ lệ còn hạn chế (32,1%). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn

cơ sở. Vì CBCC không phải là người Chăm, ít nắm vững phong tục, tập quán, văn hoá của dân tộc Chăm. Do đó, cần phải gắn quy hoạch đào tạo, sử dụng với thu hút người Chăm vào đội ngũ CBCCCS.

Qua thực tế ở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận trong thời gian qua ta thấy rõ vai trò của cán bộ, đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm đang làm việc ở các ngành, các cấp rất quan trọng trong việc kết hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào Chăm và vận động đồng bào thực hiện tốt những chủ trương, chính sách đó. Đồng thời, những người này sẽ kết hợp với các ngành, các cấp chính quyền cùng những nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm tiêu biểu giải quyết các vấn đề xảy ra trong nội bộ tôn giáo, dân tộc và giữa các tôn giáo, các dân tộc sống xen kẽ. Cụ thể, vào năm 1992 khi xảy ra tranh chấp chức sư cả tại Đền Pô Nưgar (Hữu Đức-phước Hữu-ninh Phước) giữa phó cả sư Hải Quý và phó cả sư Hán Sơn, kéo dài gần một năm trời, gây xáo trộn và mâu thuẫn rất phức tạp trong vùng đồng bào Chăm. Các ngành, các cấp chính quyền đã kết hợp với một số cán bộ đảng viên lúc đó như ông Thiết Ngữ-chủ tịch Mặt trận huyện, ông Trượng Ngọc Anh- phó Bí thư Huyện ủy, ông Châu Thăng Long-phó Chủ tịch Huyện cùng một số cán bộ người Chăm đang làm việc ở một số ngành của huyện, tỉnh cùng tham gia giải quyết bằng cách vận động, thuyết phục. Trong quá trình giải quyết, những người này đã kết hợp với một số nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm tiêu biểu có uy tín lúc đó như ông Lâm Gia Tịnh (Mỹ Nghiệp-Phước Dân-Ninh Phước), ông Sử Văn Ngọc (Vĩnh Thuận-Phước Dân-Ninh Phước), ông Lưu Quang Hàm (Hiếu Lễ-Phước Hậu- Ninh Phước), ông Thuận Văn Liêm (Phú Nhuận-Phước Thuận-Ninh Phước), ông sư cả Vạn Tạ-sư cả phụ trách vùng Tháp Pô Klong Girai... Nhờ sự kết hợp giữa các ngành, các cấp cùng với cán bộ, đảng viên là người Chăm và các nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm tiêu biểu trong quá trình giải quyết thì sự việc mới tạm ổn... Hoặc các mâu thuẫn xảy ra giữa một số thanh niên người Kinh và thanh niên người Chăm xuất phát từ đời sống sinh hoạt hàng ngày đã kéo theo nhiều người tham gia rất phức tạp như: giữa thanh niên Chất Thường và Hoài Nhơn (Phước Hậu-Ninh Phước) vào năm 1998, mâu thuẫn giữa thanh niên Hữu Đức với thanh niên Nhị Hà (1999), mâu thuẫn giữa thanh niên người Chăm và thanh niên người Kinh ở Hiếu Thiện (Phước Nam-Ninh Phước) vào 2005 cũng đều có sự tham

gia giải quyết của các cán bộ, đảng viên người Chăm nên mới tạm ổn... Hay ở những làng có Chăm Bàni và Chăm Ixiam sống chung thường xảy ra mâu thuẫn trong việc đưa xác người chết ở ngoài làng vào làng, tranh giành tín đồ, kiêng cữ cho nhau trong các mùa lễ hội...Các mâu thuẫn thường rất phức tạp, có khi xảy ra án mạng như ở Văn Lâm (Phước Nam-Ninh Phước), ở Phước Nhơn (Xuân Hải-Ninh Hải)... Nhưng các ngành, các cấp đã biết kết hợp với cán bộ, đảng viên người Chăm cùng với các nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm tham gia giải quyết nên hầu hết các sự việc giải quyết tạm ổn, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ tôn giáo, dân tộc...

Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm còn có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện những vấn đề mới phát sinh trong vùng Chăm để đề xuất với các ngành, các cấp giải quyết kịp thời...

Từ những vấn đề nêu trên ta thấy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào Chăm, đặc biệt là tham gia giải quyết các vụ việc xảy ra trong nội bộ tôn giáo, dân tộc Chăm và giữa dân tộc Chăm với các dân tộc anh em sống xen kẽ. Vì vậy, việc quan tâm phát triển đảng viên, lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào Chăm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Thế nhưng, thực tế thời gian qua, việc phát triển đảng viên là người Chăm ở Ninh Thuận rất chậm. Số lượng đảng viên người Chăm so với dân số rất ít (254 ĐV/60.646 người). Lực lượng cốt cán trong vùng Chăm hiện nay còn rất mỏng. Cán bộ là người Chăm tham gia làm việc ở các ngành, các cấp chính quyền hay những vị trí quan trọng như Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện ủy, UBND huyện rất ít, chủ yếu tập trung vào 02 ngành y tế, giáo dục và chính quyền các xã. Vì thế đã có những hạn chế rất nhiều trong quá trình tham mưu giúp UBND tỉnh và Tỉnh ủy đề ra các chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng Chăm. Hơn nữa, cán bộ là người Chăm ở chính quyền cơ sở và một số vị trí quan trọng ở các ngành thường là chấp vá, rút từ thôn lên xã, rút từ xã lên huyện, rút từ huyện lên tỉnh, làm trước đi học sau, chưa qua đào tạo bài bản vì thế thường hạn chế nhiều trong công việc. Vì vậy, việc qui hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ là người Chăm có ý nghĩa chiến lược lâu dài rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Cần chọn những em học sinh người Chăm đã tốt nghiệp cấp III, có học lực từ khá trở lên, có đạo đức tốt, lý lịch tốt, đưa đi đào tạo những ngành nghề phù hợp với năng lực và sở trường của các em thông qua các trường dự bị Đại học dân tộc và các lớp cử tuyển. Sau đó khi học xong sẽ bố trí phù hợp. Trong quá trình học tập, cần hỗ trợ cho các em một phần kinh phí để tạo điều kiện cho các em học tập tốt. Chọn những em đã tốt nghiệp đại học có học lực từ khá trở lên, có đạo đức tốt, bố trí phù hợp với ngành nghề mà các em đã học. Sau khi đã bố trí, cho các em đi học thêm về lí luận chính trị và quản lí hành chính... Làm như vậy, chúng ta sẽ có một đội ngũ cán bộ Chăm có trình độ, kiến thức, năng lực và đạo đức tốt. Đội ngũ này về sau sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu giúp cho các ngành, các cấp vạch ra chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào Chăm, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận và cả nước.

Bên cạnh việc qui hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ người Chăm; quan tâm phát triển đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm, cần quan tâm đến giải quyết việc làm cho sinh viên người Chăm tốt nghiệp ra trường. Bởi vì nhiều gia đình người Chăm muốn đầu tư cho một người con đi học đại học đều rất tốn kém. Nhiều gia đình đã phải đi vay mượn để gởi tiền cho con. Có nhiều gia đình đã phải sang nhượng ruộng đất để lo cho con ăn học, luôn mong muốn con mình có bằng cấp, có nghề nghiệp ổn định, trưởng thành.

Thế nhưng thời gian qua, nhiều sinh viên người Chăm ra trường xin việc làm rất khó khăn. Nhiều em phải đi xin và chờ vài năm không được, sau đó vào TP.HCM làm việc cho các cơ sở tư nhân. Điều này đã làm giảm đi phần nào lòng tin của đồng bào Chăm đối với Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, lứa tuổi trên là lứa tuổi có tâm lý rất phức tạp, dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng nên nếu chúng ta làm điều này không tốt sẽ ảnh hưởng đến chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Qua trên ta thấy, đội ngũ cán bộ, đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các ngành, các cấp vạch ra các chương trình, kế hoạch, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào Chăm, kết hợp với các ngành, các cấp cùng với các nhân sĩ, trí thức Chăm tiêu biểu giải quyết các vấn đề xảy ra trong nội bộ tôn giáo, dân tộc và giữa các tôn giáo, dân tộc. Đội ngũ này cũng có vai

trò rất quan trọng trong quá trình vận động đồng bào cải tiến dần một số tập tục không còn phù hợp với đời sống hiện nay nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.

Vì vậy, quan tâm phát triển đảng viên, lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào Chăm; quy hoạch, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ người Chăm và giải quyết việc làm cho sinh viên người Chăm tốt nghiệp ra trường là một công việc mang ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nó sẽ củng cố niềm tin của đồng bào Chăm đối với Đảng và Nhà nước, củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận, của tỉnh và cả nước.

Qua thực tế ở địa phương Ninh Thuận và qua chỉ đạo của Trung ương ta thấy cán bộ, đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Vì thế quan tâm phát triển đảng viên, lực lượng cốt cán; qui hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ người Chăm là một công việc vô cùng quan trọng cần thực hiện thường xuyên và lâu dài.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w