Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 75 - 79)

- Lễ hội Ramưwan:

3.3.2.5. Một số giải pháp khác

Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bầu cử bổ nhiệm và sử dụng CBCCCS.

CBCCCS chủ yếu là được bổ nhiệm thông qua bầu cử. Vì vậy, phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể trong bầu cử bổ nhiệm và sử dụng cán bộ. Phải bảo đảm đúng lúc, đúng tầm, đúng việc, đúng tiêu chuẩn phù hợp với năng lực và sở trường, đúng với chuyên môn được đào tạo. Thực hiện quy trình "dân bầu, Đảng chọn" trong tuyển chọn cán bộ. Khắc phục tình trạng hình thức trong bộ máy hệ thống chính trị không vì cơ cấu mà đề bạt bổ nhiệm. Chống chủ nghĩa cơ hội, bè phái, cục bộ trong bầu cử bổ nhiệm cán bộ. Việc bầu cử bổ nhiệm CBCCCS nhằm mục đích cuối cùng là hiệu qủa hoạt động của bộ máy là sự lãnh đạo tốt phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ hai, đổi mới cải cách tổ chức bộ máy hệ thống chính trị cơ sở.

Sự vận hành của bộ máy hệ thống chính trị cơ sở nhìn chung hiện nay à cồng kềnh, chồng chéo và hiệu quả chưa cao. Tiếp tục cải cách hệ thống tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị cơ sở với phương châm: tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu quả giải phóng mọi năng lực xã hội là nội dung quan trọng trong đổi mới hệ thống chính trị cơ sở. Xây dựng tốt quy chế hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền các đoàn thể quần chúng. Phân định rõ chức năng Đảng, chính quyền đoàn thể và xây dựng cơ chế phối hợp trong điều hành lãnh đạo quản lý của các cơ quan trong hệ thống chính trị cơ sở.

Từ thực tiễn cơ sở cho thấy các tổ chức đoàn thể phải đổi mới phương thức hoạt động phù hợp với tình hình mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với sự phát triển nhanh kinh tế - xã hội, của cách mạng khoa học công nghệ và của hội nhập kinh tế quốc tế (WTO). Phù hợp với tình hình biến động phức tạp trong nước và thế giới hiện nay... đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở phải đổi mới, cải cách nội dung phương thức hoạt động, phương thức lãnh đạo quản lý. Đặc biệt với vùng đồng bào Chăm có những yếu tố về văn hoá, tôn giáo, quan hệ dân tộc, quốc tế... càng đòi hỏi hệ thống chính trị cơ sở phải đổi mới mạnh mẽ. Nắm vững và giải quyết tốt những vấn đề nóng bỏng đang xảy ra.

Thứ ba, phát huy dân chủ thực hiện cơ chế phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, của nhân dân và các đoàn thể trong lãnh đạo quản lý.

Cơ quan cấp trên (Huyện uỷ, UBND huyện...) cần định kỳ tổ chức điều tra xã hội học, lấy ý kiến của nhân dân về đánh giá xây dựng đội ngũ CBCCCS trên cơ sở tìm hiểu ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, hiểu được thực trạng năng lực lãnh đạo đội ngũ CBCCCS trong xây dựng hệ thống chính trị, trong tổ chức lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng để có những giải pháp kịp thời. Thực tế đã có nhiều CBCCCS xa rời nhân dân, quan liêu không nắm bắt kịp thời những tình huống phức tạp, những điểm nóng chính trị xã hội, không giải quyết đúng đắn, hợp lòng dân các tình huống xảy ra tạo nên những căng thẳng phức tạp trong đời sống xã hội.

Quán triệt và thực hiện tốt yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

Xây dựng cơ chế phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, của các đoàn thể và của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ở cơ sở trong công tác lãnh đạo quản lý. Trên cơ sở đó điều chỉnh những lệch lạc tránh được bệnh quan liêu, những hiện tượng tiêu cực, thói hạch dịch cửa quyền của cán bộ ở cơ sở và của cả hệ thống chính trị cơ sở. Trên cơ sở đó có những chủ trương, quyết sách đúng phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.

Có thể nói, để nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống cần phải có một giải pháp tổng thể sự phối hợp của nhiều cơ quan đơn vị... trên đây là những giải pháp cơ bản. Tin rằng, nếu những giải pháp cơ bản này được thực hiện, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận sẽ được nâng lên một bước. Tạo được bước chuyển trong đội ngũ cán bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của tỉnh nhà. Góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày càng giàu đẹp.

KẾT LUẬN

Đất nước đang đứng trước những thời cơ và vận hội mới. Công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu lớn, vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh, các lĩnh vực văn hóa xã hội có bước phát triển mạnh … khẳng định đường lối đổi đúng đắn, sự nỗ lực của toàn Đảng toàn dân, toàn quân ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, vận hội nước ta cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ.

Hơn bao giờ hết, thời kỳ lịch sử mới cần phải có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nghèo nàn lạc hậu chắc chắn còn nhiều khó khăn, tàn dư lạc hậu. Yêu cầu cấp bách là phải nâng cao NLLĐ cho đội ngũ cán bộ,nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, có tri thức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng tổ chức quản lý quá trình phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương cơ sở. Chỉ có như thế chúng ta mới thực hiện được sự nghiệp cách mạng mà Đảng ta, nhân dân ta đã và đang theo đuổi.

Nhận thức được vấn đề này, Đảng ta đang chủ trương đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, tăng cường công tác chống tham nhũng coi công tác cán bộ là khâu then chốt. Nghị quyết TW5 khóa IX là một trong những khâu đột phá. Chúng ta chỉ có thể xây dựng thành công CNXH khi có được đội ngũ cán bộ vừa “Hồng” vừa “Chuyên” là điểm tựa vững chắc, tin cậy để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Như vậy, nâng cao NLLĐ cho đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến cơ sở trở thành yêu cầu cấp thiết khách quan trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Với đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và thực trạng phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận hiện nay. Yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở càng trở nên cấp bách.

Trong những năm vừa qua, đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận đã có nhiều cố gắng đạt được những thành tích đáng kể. Song, vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới đang đặt ra.

Để nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận cần phải có những giải pháp toàn diện, đồng bộ với sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành. Với khả năng và thời gian có hạn qua cơ sở lý luận và thực trạng đề tài đã đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Nếu những giải pháp đã nêu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ chủ chốt vùng đồng bào Chăm sinh sống. Góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng nông thôn mới Việt Nam văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc. Cùng với cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, tiến tới mục tiêu một nước Việt Nam XHCN “Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w