Lãnh đạo phát triển văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 36 - 40)

Cho đến khi chia tách tỉnh (1992) hoạt động văn hóa ở cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận, hàng loạt các thiết chế văn hóa bị xuống cấp, Ngành VHTT mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân nhưng so với nhu cầu vẫn chưa đáng kể. Công tác xây dựng đời sống văn hóa chỉ mới thực hiện theo chiều từ trên xuống, các thiết chế văn hóa ở cơ sở cũng chưa tìm ra phương thức hoạt động phù hợp. Số người mù chữ trên tổng số dân còn cao ở các làng Chăm như: Tuấn Tú 14/215, Hậu Sanh 450/1575, Hiếu Thiện 285/1024, Thành Tín 1890/2627, Phước Nhơn 328/5125 người; Hoạt động về y tế, vệ sinh môi trường và kế hoạch hóa gia đình cũng có nhiều vấn đề bức xúc. Mỗi xã phường đều có trạm y tế nhưng còn thiếu thốn về thiết bị, cơ sở vật chất và con người phục vụ.

Trong bối cảnh chung đó, các cấp chính quyền, các ban ngành của các tỉnh có đông đồng bào Chăm sinh sống đã sớm nhìn nhận ra tầm quan trọng của công tác xây dựng đời.sống văn hóa và đầu năm 1993, đã tiến hành công tác xây dựng thôn, khu phố văn hóa vùng đồng bào Chăm với nội dung mang tính toàn diện. Tiếp tục triển khai Cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", đã có nhiều làng Chăm vươn lên vượt qua đói nghèo, nhiều hộ gia đình điển hình trong sản xuất, xây dựng trang trại; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; hình thành và phát triển tầng lớp trí thức, xây dựng đội ngũ giáo viên người Chăm. Góp phần tích cực cho phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và sự nghiệp công nghiệp hóa -

hiện đại hóa đất nước. Công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các cộng đồng người Chăm đã được xúc tiến, ở Ninh Thuận hàng chục làng văn hóa, thôn văn hóa, hàng ngàn gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa trong đó có những làng văn hóa gắn liền với làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm như Bầu Trúc, Mỹ Nghiệp... trở thành điểm sáng trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Chăm.

Với các chương trình về tăng cường đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, đào tạo giáo viên tại chỗ, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị giảng dạy; dạy chữ Chăm, phát động phong trào xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học... đã làm cho các làng Chăm chuyển biến rõ rệt, tiêu biểu như: Mỹ Nghiệp, Hậu Sanh, Hữu Đức, Văn Lâm, Thành Tín, Phước Nhơn, Phú Nhuận... Số lượng học sinh đến trường tăng cao, tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm, nhiều cơ sở đã xóa mù chữ từ những năm 1997, 1998... Đến nay, 100% làng Chăm đều thuộc các xã đạt chuẩn quốc gia về công tác xoá mù chữ và phổ cập tiểu học.

Hiện nay, nhiều làng Chăm đã hình thành các quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ tộc họ, quỹ người cao tuổi nhằm động viên khuyến khích con em người Chăm học tập. Đội ngũ nghiên cứu sưu tầm văn hóa Chăm ngày càng nhiều ở hầu hết các lĩnh vực: văn học, thơ ca, điêu khắc, nhạc, múa.. chữ viết của dân tộc Chăm được nghiên cứu biên soạn và đưa vào giảng dạy cho học sinh ở bậc tiểu học các làng Chăm. Đến nay ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã có 100% trường tiểu học vùng Chăm và 98% học sinh Chăm. được học tiếng Chăm 3-5 tiết mỗi tuần. Tiếng Chăm được Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng thành chương trình phát sóng tạo thuận lợi cho bà con dân tộc Chăm hưởng thụ. So với các dân tộc thiểu số trong tỉnh, đồng bào Chăm Ninh Thuận có trình độ dân trí tương đối cao: 03 tiến sĩ, 06 thạc sĩ, 07 giảng viên trường Đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, 60 giáo viên Trung học phổ thông và gần 1.000 giáo viên các cấp khác, chiếm tỷ lệ 14%. Riêng ngành y tế có trên 129 y, bác sĩ, dược sĩ. Tính đến thời điểm 2004 Tỉnh Ninh Thuận có trên 200 người Chăm tốt nghiệp đại học.

Về các hoạt động sinh hoạt văn hoá của người dân hiện nay, số liệu thu được cho thấy, các hoạt động sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc Chăm nhìn chung còn rất đơn điệu, nghèo nàn. Kết quả này được xem là hệ quả của một đời sống vật chất còn rất khó khăn của đại bộ phận đồng bào Chăm,

ngoại trừ hai hoạt động là xem vô tuyến truyền hình và nghe đài (chủ yếu là xem ti vi) có đa số người dân tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hoá khác như đọc sách, báo, đi lễ hội, đền chùa chỉ có từ 20% đến 30% những người được hỏi có tham gia. Việc có điều kiện để đi tham quan, du lịch trong nước đối với đồng bào Chăm là rất khó khăn, mới chỉ có 6% trong tổng số 3.280 hộ gia đình được khảo sát có điều kiện tham gia hoạt động này. Đáng chú ý, không có ai trong số 3.280 hộ gia đình được khảo sát tham gia hoạt động đi tham quan, du lịch ở nước ngoài.

Kết quả này cũng cho thấy Đài truyền hình và Đài Phát thanh là những phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin tới đồng bào dân tộc Chăm.

Thể hiện ở tỷ lệ những người được hỏi có tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hoá dưới đây:

Tham gia sinh hoạt trong các tổ chức xã hội:

Việc tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp là một trong những nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cố kết cộng đồng dân cư, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công tác này lại càng có ý nghĩa ở những khu vực, những vùng đồng bào dân tộc sinh sống. Hệ thống tổ chức Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở vùng đồng bào dân tộc Chăm luôn được tăng cường và củng cố. Thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Công tác bồi dưỡng và tập huấn cho cán bộ được quan tâm nên cán bộ đã phát huy được tác dụng, làm tốt công tác vận động quần chúng. Vì thế trong những năm qua nhiều phong trào do Mặt trận và đoàn thể phát động như phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm

1. Xem vô tuyến truyền hình 82%

2. Nghe đài 57% 3. Đọc báo

31%

4. Đi lễ hội, đền chùa 30%

5. Đọc truyện, đọc sách 22%

6. Đi tham quan, du lịch trong nước 6%

nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ an ninh Tổ quốc, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư... đã được triển khai hầu hết ở vùng đồng bào Chăm sinh sống.

Tuy nhiên qua điều tra khảo sát, kết quả thu được cho thấy việc tham gia sinh hoạt trong các tổ chức xã hội ở địa phương của đồng bào dân tộc Chăm nhìn chung không cao. Ngoại trừ Hội Nông dân và Hội Phụ nữ có đa số người tham gia sinh hoạt, các tổ chức xã hội khác như Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có tỷ lệ người dân tham gia thấp (chỉ từ 18% đến 27%). Kết quả này cho thấy hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể vùng đồng bào dân tộc Chăm sinh sống không cao. Các tổ chức xã hội đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ chưa làm tốt vai trò tập hợp quần chúng tham gia sinh hoạt. Đồng bào dân tộc chưa nhận thức đầy đủ về những lợi ích khi họ tham gia sinh hoạt trong hệ thống các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.

Thể hiện ở tỷ lệ số người cho rằng các thành viên trong gia đình họ có tham gia vào các tổ chức đoàn thể dưới đây:

* Di sản Văn hoá vật thể, phi vật thể vùng đồng bào Chăm.

Dân tộc Chăm vốn có một nền văn hóa phát triển phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc. Người Chăm là một trong những dân tộc có chữ viết từ lâu đời, thể hiện ở các bia còn dùng chữ Chăm phiên âm theo kiểu chữ Phạn. Về sau chữ Chăm đã thay thế chữ Phạn trong các bia ấy. Từ khi có một bộ phận người Chăm tiếp nhận Hồi giáo (Bàni) thì chữ A rập cũng được sử dụng có mức độ trong lĩnh vực tôn giáo.

Cùng với hệ thống kiến trúc đền tháp, nét nổi bật nhất của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận là hệ thống lễ hội. Tiếp đến là các di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và các làng nghề truyền thống. Trong đó có các lễ hội điển hình là :

Lễ hội Katê và Ramưwan:

1. Hội nông dân 75%

2. Hội phụ nữ 57%

3. Đoàn thanh niên 27%

4. Mặt trận Tổ quốc 18%

Người Chăm có rất nhiều lễ hội trong năm nhưng có hai lễ hội lớn nhất là lễ hội

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 36 - 40)