Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 52 - 53)

- Lễ hội Ramưwan:

2.3.2.Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống

hoặc do nhiều điều kiện khách quan nên chưa quan tâm đúng mức tới việc cử cán bộ đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mở.

- Công tác cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống, cụ thể là công tác qui hoạch, đào tạo cán bộ nguồn làm chưa tốt, thiếu đồng bộ, còn chắp vá; Công tác kiểm tra, quản lý giáo dục cán bộ chưa thực hiện thường xuyên.

- Chế độ chính sách cho cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống chưa hợp lý, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng riêng cho cán bộ chính quyền cấp xã vùng đồng bào Chăm sinh sống chưa được quan tâm đúng mức cho phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán của đồng bào Chăm.

- Do đặc điểm riêng về cơ sở kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán truyền thống trong cộng đồng đồng bào Chăm nên người Chăm nói chung, thanh niên, phụ nữ là người Chăm nói riêng chưa quan tâm nhiều đến việc tham gia hoạt động của chính quyền cấp xã.

- Một số cán bộ, chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống chưa nhận thức hết đặc điểm riêng trong quản lý nhà nước ở vùng đồng bào Chăm sinh sống. Một số cán bộ công chức vì điều kiện đời sống, do áp lực công việc nên còn tâm lý ngại đi học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực hoạt động của bản thân để đáp ứng công tác trong điều kiện mới.

2.3.2. Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở vùngđồng bào Chăm sinh sống đồng bào Chăm sinh sống

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt cơ sở nói chung được thực hiện ở nhiều cơ sở từ các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của các huyện thị, ở Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác của các bộ, ngành chuyên môn cho đến các Viện, Học viện ở Trung ương. Song công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở chủ yếu vẫn do Trường Chính trị tỉnh thực hiện.

Nội dung đào tạo kiến thức quản lý nhà nước tập trung trong môn Nhà nước và pháp luật của chương trình Trung cấp Lí luận Chính trị do Khoa Nhà nước và Pháp luật

thực hiện. Ngoài ra, một số nội dung về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có trong chương trình của các môn kinh tế, văn hoá - xã hội do một số các khoa khác thực hiện.

Nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ chủ chốt cơ sở nằm rải trong các chương trình bồi dưỡng các lớp như: Bồi dưỡng cấp ủy, chính quyền cơ sở, đại biểu HĐND và một số các lớp bồi dưỡng ngắn ngày khác như Bồi dưỡng cán bộ Phụ nữ, Công an, nông dân, thanh niên...

Trong thời gian qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị tỉnh tuy đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế:

- Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo vẫn chưa thực sự dựa trên cơ sở khoa học, chưa gắn kết được công tác đào tạo với qui hoạch và sử dụng cán bộ.

- Trong công tác chiêu sinh mở lớp tuy đã có sự phối kết hợp với các cơ quan ban ngành liên quan, đã cố gắng mở lớp phù hợp với các đối tượng học viên nhưng vẫn còn tình trạng trình độ, đối tượng học viên ở một lớp không đồng đều, gây khó khăn trong công tác dạy và học.

- Chưa thực sự tạo được bước chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo do còn hạn chế của chương trình giáo trình tài liệu học tập và chất lượng giảng dạy, nhất là các kiến thức thực tế của giảng viên. Việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành cho học viên còn hạn chế.

- Nội dung chương trình đào tạo còn có những bất hợp lý là dùng chương trình đào tạo Trung học chính trị để đào tạo chung cho tất cả các đối tượng học như là cán bộ miền núi, cán bộ là người các dân tộc, cán bộ có trình độ đại học... Chương trình bồi dưỡng hầu như chưa có sự hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, còn sự trùng lặp về chương trình ở một số lớp đào tạo, bồi dưỡng.

- Công tác quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng, kể cả các lớp liên kết chưa chặt chẽ. Việc tổ chức thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên có lúc chưa thực sự bảo đảm đúng qui chế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cánbộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùngđồng bào Chăm Ninh Thuận (Trang 52 - 53)