Một số giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại Xã Vân Sơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 84)

- Còn xem xét 13,

4.5.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại Xã Vân Sơn.

xuất mía nguyên liệu tại Xã Vân Sơn.

*Giải pháp cho các hộ dân

- Nâng cao trình độ nhận thức cũng như trình độ của hộ dân

Nhận thức của hộ dân còn hạn chế nên họ tiếp thu còn kém, chưa có ý thức bảo vệ tài sản của Công ty. Vì vậy việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận

thức của người dân là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty thì đời sống của nông dân cũng được nâng cao, đôi bên cùng có lợi. Công ty cần thường xuyên mở lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ dân. Cần thành lập các tổ lao động cho Công ty và thường xuyên họp các tổ lao động để biết được công tác lao động cho Công ty có làm đúng quy trình không. Yêu cầu các hộ dân thực hiện đúng HĐ, đúng như cam kết.

-Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân những lợi ích khi tham gia liên kết để hộ nông dân hiểu và có ý thức tham gia ,thực hiện.

*Giải pháp cho Công ty

- Đối với Công ty cần tích cực liên kết với các tổ chức như ngân hàng trong việc vay vốn, các nhà khoa học trong việc cung cấp các thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất mía nguyên liệu cũng như là tiết kiệm được khoản vốn bỏ ra.

- Soạn thảo hợp đồng rút gọn bớt không quá dài nhưng không kém phần đầy đủ, chặt chẽ và bền vững của hợp đồng. Bên cạnh đó cán bộ Công ty cần giải thích rõ ràng những lợi ích có được khi hộ nông dân có ý thức bảo vệ tài sản cũng như lợi ích của Công ty và ngược lại không mang lại lợi ích cho họ khi họ không bảo vệ như việc Công ty sẽ không thuê thêm đất của nông dân nữa hoặc trả tiền thuê đất thấp đi.

- Đảm bảo lợi ích cho nông dân như trong HĐ đã ký kết.

- Nâng cao trình độ CBNV Công ty, có những ưu đãi khuyến khích CBNV Công ty làm việc tích cực.

- Công ty cần phối hợp với lãnh đạo xã thống nhất phương án tổ chức lại công tác bảo vệ để từng bước tháo gỡ, giải quyết tình trạng hành vi xâm hại đến tài sản của Công ty, gây mất trật tự an ninh.

Đối với chính quyền địa phương

- Khuyến khích hộ tham gia, thành lập tổ giám sát HTX giữa hộ và Công ty trong khâu bảo vệ tài sản của Công ty, ràng buộc về quyền lợi, trách nhiệm của các xã viên khi tham gia vào HTX và khi tham gia liên kết.

- Nâng cao hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương. Ý thức cán bộ địa phương kém, hạn chế lỏng lẻo.

- Để đảm bảo hình thức liên kết phát triển, bền vững lâu dài, mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa trên địa bàn xã thì bên phía hộ dân cần tích cực ủng hộ hình thức sản xuất của Công ty, cần có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ tài sản cho Công ty, từ đó Công ty phát triển thì đời sống của các hộ dân cũng khấm khá hơn nữa. Để ổn định vùng nguyên liệu để cung cấp, Công ty cần tích cực thay đổi cơ cấu giống có năng suất cao, chất lượng tốt hơn nữa đồng thời có phương án mở rộng diện tích trồng mía để nâng cao sản lượng hơn nữa cung cấp cho Công ty Lam Sơn và mở rộng hình thức liên kết trong trồng trọt các cây nông nghiệp khác, trong chăn nuôi, công nghiệp và dịch vụ để Công ty đa dạng loại hình phát triển giúp Công ty có chỗ đứng vững trên thị trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 84)