Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết mía nguyên liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 81)

- Còn xem xét 13,

4.4.2 Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết mía nguyên liệu

4.4.2.1 Những cơ hội và thế mạnh trong liên kết mía nguyên liệu tại xã Vân Sơn.

Đối với nông dân giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương. Tạo việc làm, góp phần cơ cấu bố trí lại lực lượng lao động,tăng thu nhập cho nông dân ,làm ổn định trật tự an ninh xã hội ở địa phương và kinh tế phát triển. Họ không còn phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Đối với Công ty đảm bảo chất lượng, mức ổn định đầu vào cho việc cung cấp và năng suất. Tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mía nguyên liệu.

Trong thời gian tới, liên kết này khả năng mở rộng ít. Hiện tại, Công ty không có ý định mở rộng diện tích thuê đất trồng mía ở trên địa bàn xã Vân Sơn do Công ty gặp nhiều rủi ro trong sản xuất.

4.4.2.2 Những khó khăn và thách thức trong liên kết mía nguyên liệu tại xã Vân Sơn.

Đối với người nông dân nhận thức về liên kết còn hạn chế. Khi ký kết hợp đồng tính kỷ luật chưa cao. Bên cạnh đó ý thức của người dân về việc bảo vệ tài sản chưa cao, làm thuê cho Công ty thì chưa đạt hiệu quả vẫn xảy ra tình trạng nông dân có cán bộ công ty theo dõi thì làm không thì vừa làm vừa chơi nên dẫn đến tình trạng lao động nhiều nhưng làm không hiệu quả, mất nhiều ngày chăm sóc mía, tiền chi phí công cho lao động của Công ty tốn kém nhiều.

Đa số CBNV được đào tạo chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh, chưa có kinh nghiệm làm việc, cũng như thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đều bắt đầu làm quen với công việc còn mới mẻ. Mặc khác do tính chất của sản xuất nông nghiệp phải trực tiếp giám sát chỉ đạo ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy hầu hết CBNV chưa yên tâm công tác dẫn đến việc phát huy tinh thần trách nhiệm với công việc và Công ty còn nhiều hạn chế.

Nhà máy chế biến nguyên liệu ở xa so với khu nguyên liệu. Nên tổn thất trong khâu vận chuyển, hệ thống giao thông của xã chưa hoàn chỉnh việc vận chuyển đang còn khó khăn.

Tuy có vùng nguyên liệu ổn định để cung cấp cho Công ty mẹ, chất lượng nguyên liệu đảm bảo nhưng do lợi nhuận mang lại cho Công ty không cao, chịu rủi ro nhiều trong sản xuất, nên việc mở rộng quy mô diện tích Công ty còn xem xét. Nên diện tích mía của Công ty hơn 3 năm không có tăng, dù nông dân hiện giờ rất muốn Công ty thuê đất của họ, việc thuê đất của nông dân giờ không gặp khó khăn nữa, nhưng Công ty không thuê thêm.

Trong thời gian tới, liên kết này nên được mở rộng không những ở xã Vân Sơn mà còn ở các xã khác trên địa bàn huyện Triệu Sơn nhưng muốn phát triển, Công ty cần thay đổi các điều khoản HĐ như thay thuê đất nông dân nên vận động nông dân chuyển thành góp cổ phần bằng đất cho Công ty chia lợi nhuận sau mỗi vụ, để nông dân chịu rủi ro cùng Công ty trong trồng mía.

4.5 Giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 81)