PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 85)

- Còn xem xét 13,

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

Qua đánh giá hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn và Nông dân trên địa bàn xã Vân sơn có thể đưa ra những kết luận sau:

Hiện nay trên địa bàn huyện, xã Vân Sơn điển hình được Công ty chọn thực hiện hình thức liên kết bằng cách thuê đất của nông dân, hình thức này đem lại lợi ích cho cả Công ty và nông dân, đối với liên kết nông dân cho thuê đất thì hộ dân ít gặp rủi ro, phía Công ty chịu rủi ro nhiều hơn. Bên cạnh đó hình thức liên kết mới này không tránh khỏi khó khăn ban đầu, các vấn đề phát sinh trong quá trình liên kết.

Hình thức liên kết giữa Công ty với hộ dân trong sản xuất mía nguyên liệu không những mang lại lợi ích kinh tế, làm tăng thu nhập của người dân tăng gấp 2-3 lần so với trước kia chưa tham gia liên kết và cao hơn các hộ không tham gia liên kết như các hộ trồng lúa, trồng mía, với mức thu nhập của hộ liên kết là 32.462,6 nghìn đồng/ hộ/ năm gấp 1,16- 1,22 lần so với hộ trồng mía và trồng lúa, mà còn mang lại lợi ích xã hội cho nông dân giúp chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương, từng bước chuyển giao KH KT cho nông dân, tạo việc làm cho hơn 200 lao động địa phương có công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh đó, Công ty có được vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng năm 2014 trữ lượng đường đạt 10 CCS và chủ động được nguồn nguyên liệu với sản lượng 6.282 tấn.

Bên cạnh những lợi ích mang lại cho Công ty và nông dân, thì vẫn còn những vấn đề phát sinh trong quá trình liên kết: Đối với Công ty vốn đầu tư ban đầu lớn để trả tiền thuê đất, quy hoạch, cải tạo và sản xuất, phụ thuộc vào Công ty mẹ, khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm, nông dân chưa có kinh nghiệm trồng mía nên cường độ lao động thấp, chịu rủi ro điều kiện thời tiết, mưa, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình trồng mía nguyên liệu, giảm năng suất, chất lượng và sản lượng mía. Diện tích mía chưa tập

trung thành quy mô lớn, số hộ tham gia quá lớn dẫn đến mất thời gian, CBNV Công ty bị nông dân ở xã đánh, tạo tâm lý không ổn định; Đối với nông dân, Công ty trả lương tính theo ngày công, cuối tháng mới thanh toán. Sô tiền nông dân nhận được từ Công ty muộn, thường khất nông dân, các hộ còn phải xin Công ty cho ứng trước tiền làm.

Để khắc phục được những khó khăn và hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết giữa Công ty với nông dân, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển hợp lý hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu của Công ty trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w