Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 49)

- Tình hình lao động

3.1.3Đánh giá chung

 Thuận lợi

Với đội ngũ dân số trẻ chiếm số lượng lớn, đây là lực lượng lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó là thời tiết thuận lợi, nhiệt độ thích hợp cho cây mía phát triển (Nhiệt độ trung bình/năm là 250C/năm), lượng mưa tương đối cao (từ 1500mm - 1900mm/năm).

Mặc dù hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, song do xã đang triển khai nông thôn mới nên thuận tiện cho việc sản xuất cũng như vận chuyên mía nguyên liệu đến công ty mẹ. Được sự hỗ trợ của công ty trong xây dựng các tuyến đường, nhà văn hóa và chợ.

 Khó khăn.

Nông dân chưa có kinh nghiệm trồng mía, chưa qua đào tạo nên việc trồng mía chưa đúng kỹ thuật dẫn đến năng suất không cao, ý thức của người dân còn hạn hẹp nên việc đào tạo còn gặp khó khăn.

Do có tuyến kênh nhà Lê chảy qua nên khi có mưa to nước từ các xã phía trên đổ dồn về gây hiện tượng ngập úng trên diện rộng. Có thể coi Vân Sơn là rốn nước của khu vực phía tây nam huyện Triệu Sơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời vụ làm đất trồng mía và quá trình sinh trưởng phát triển của cây mía.

Tuy dân số trong độ tuổi lao động dồi dào, nhưng đất sản xuất ngày càng giảm, việc làm ít nên dẫn tới thất nghiệp tăng trong một số năm gần đây. Do đó, một phần không nhỏ lao động đi làm ăn xa ở các thành thị và khu công nghiệp, hoặc xuất khẩu lao động… Bởi vậy, có tình trạng thiếu lao động trong lúc thời vụ, đẩy giá thuê lao động lên cao, chí sản xuất của Công ty tăng lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 49)