- Hình thức Hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: Các tổ chức hợp tác của nông dân một mặt đứng ra liên hệ với xí nghiệp gia công chế biến, các đơn vị
2.2.2. Thực tiễn liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại Việt Nam
Các công ty mía đường ở Việt Nam đều thực hiện việc ký kết hợp đồng trồng mía với các tổ chức, đơn vị kinh tế như các nông, lâm trường, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân hộ nông dân và thu mua hết sản phẩm cho các hộ trồng mía cho các công ty.
Trong ngành mía đường, để đảm bảo nguyên liệu cho công ty mía đường, đồng thời nâng cao đời sống cho người dân trong vùng nguyên liệu, nhiều công ty mía đường cũng đã thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ mía nguyên liệu cho người dân.
*Tại Thanh Hóa,
Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn đã đẩy mạnh thực hiện liên kết sản
xuất và cung ứng mía nguyên liệu. Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) là một trong những vùng trọng điểm sản xuất mía đường lớn của cả nước, đã được Nhà nước quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước Quá trình phát triển đến nay đã hình thành vùng nguyên liệu mía tập trung quy mô lớn nằm trên địa bàn 10 huyện thuộc vùng trung du và miền núi tỉnh Thanh Hóa, với gần 30 vạn hộ nông dân trồng mía. Hàng năm, diện tích mía toàn vùng đạt trên 16.000 ha, sản lượng trên 1 triệu tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến của 2 nhà máy đường công suất 9.500 - 10.000 tấn mía cây/ngày.
Công ty đã ký hợp đồng đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, giống mới, tiền làm đất và thu mua bao tiêu sản phẩm mía nguyên liệu trực tiếp với các hộ nông dân, các hợp tác xã và các công ty nông nghiệp trong vùng. Đồng thời, thực hiện nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển nguyên
liệu mía phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Điểm đáng chú ý, trong những năm qua, Công ty thực hiện tốt công tác ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bà con trồng mía. Hàng năm, toàn bộ diện tích, sản lượng mía trong vùng đã được Công ty ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm với trên 1.000 hợp đồng đại diện cho gần 30 vạn hộ trồng mía trong các tổ hợp sản xuất, hợp tác xã trồng mía, các nông trường và hộ gia đình nông dân. Việc ký kết hợp đồng được thực hiện ngay từ đầu vụ trồng mới và kết thúc sau khi thanh toán hết tiền mía. Mặt khác, Công ty cũng thực hiện chính sách đầu tư ứng trước không tính lãi bằng hiện vật cho hầu hết các chi phí sản xuất mía như: cày bừa làm đất, cung cấp giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ứng tiền chăm sóc, thu hoạch mía, nộp thuế… Định mức đầu tư ứng trước các khoản trên được tính theo đầu tấn mía chủ hợp đồng, hộ nông dân ký hợp đồng bán cho Công ty hàng năm. Số tiền vốn Công ty đầu tư ứng trước cho sản xuất mía hàng năm đạt trên 200 tỷ đồng, bình quân 15 - 20 triệu đồng/ha. Ba năm gần đây, Công ty còn liên kết với ngân hàng thương mại bảo lãnh cho người trồng mía vay vốn sản xuất và tiêu dùng bằng lãi suất ưu đãi. Với chính sách đầu tư ứng trước này đã giúp các hộ trồng mía không còn gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và các hộ nông dân nghèo cũng có điều kiện để trồng mía bán cho Nhà máy (Đặng Hiếu, 2013).
*Tại Tuyên Quang.
Công Ty Cổ Phần Mía đường Sơn Dương, đã đẩy mạnh thực hiện liên kết
sản xuất và cung ứng mía nguyên liệu. Vùng nguyên liệu mía đường Tuyên Quang là những vùng trọng điểm sản xuất mía đường lớn của cả nước. Nhìn chung, vùng nguyên liệu mía của Công ty phát triển ổn định và bền vững, đáp ứng yêu cầu sản xuất đường nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập và đời sống của nông dân trồng mía trong vùng. Hàng năm Công ty đã ký hợp đồng đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, giống mới, tiền làm dất và thu mua bao tiêu sản phẩm mía nguyên liệu trực tiếp với các hộ nông dân, các hợp tác xã và các công ty nông nghiệp trong vùng. Đồng thời, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp phát triển nguyên liệu mía phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế-xã hội trong vùng. Điểm đáng chú ý, trong những năm qua, Công ty thực hiện tốt công tác ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bà con trồng mía. Hàng năm, toàn bộ diện tích, sản lượng mía trong vùng đã được Công ty ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm. Mặt khác, Công ty cũng thực hiện chính sách đầu tư cung ứng trước không tính lãi bằng hiện vật cho hầu hết các chi phí sản xuất mía như: cày bừa làm đất, cung cấp giống mới, phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch mía, nộp thuế…. Định mức đầu tư ứng trước các khoản trên được tính theo đầu tấn mía chủ hợp đồng, hộ nông dân ký hợp đồng bán cho Công ty hàng năm. Với chính sách đầu tư ứng trước này đã giúp các hộ trồng nía không còn gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và các hộ nông dân nghèo cũng có điều kiện để trồng mía bán cho Nhà máy.
Ngoài chính sách đầu tư ứng trước vật tư, tiền vốn cho nông dân để sản xuất mía, Công ty còn cử cán bộ kỹ thuật xuống từng địa phương thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư khuyến khích phát triển mía như: Khuyến khích các địa phương, hộ nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa mía trồng xuống vùng đất ruộng trồng lúa kém hiệu quả, khuyến khích phát triển mía vùng gần Công ty. Hỗ trợ phát triển đưa giống mía mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, hỗ trợ vay vốn cho nông dân mu axe vận chuyển mía, mua máy cày bừa đất, bơm tưới nước. Nông dân được vay tiền mua gom đất, tích tụ đất đai trồng mía lâu dài, hỗ trợ chi phí đầu tư cải tạo làm giàu tài nguyên đất trồng mía lâu dài như bón vôi khử chua.( Duy Bình, 2015).
Tại tỉnh Gia Lai, các huyện, thị xã vùng Đông Trường Sơn là K'Bang, An
Khê, Đăk Pơ, Ayunpa, Phú Thiện, Ayunpa la Pa, Konchoro và Krôngpa đã phát triển được gần 20.000ha mía, đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến đường An Khê, Ayunpa và một phần cho nhà máy đường tỉnh Bình Định. Hầu hết nông dân trồng mía đều có thu nhập khá bởi năng suất cao và giá bán ra thị trường ổn định, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng qua mỗi vụ sản xuất.
Đây là kết quả của sự liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà” - nhà nước, nhà khoa học nhà doanh nghiệp và nhà nông", tạo bước đột phá trong việc chuyển đổi cây trồng hợp lý, dần đưa cây mía vào thay thế, trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực mang nhiều yếu tố bền vững. Tại các huyện, thị xã vùng Đông Trường Sơn, cây mía rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nên quy hoạch vùng trồng mía tập trung theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ổn định và lâu dài ở địa phương, có kế hoạch vận động và hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển. Các nhà máy chế biến đường trên địa bàn cũng liên kết chặt chẽ với nông dân, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo đạt năng suất cao, định giá cả thu mua sản phẩm phù hợp với thị trường và có lợi cho người trồng mía. Trong niên vụ 2008 - 2009, nhà máy đường An Khê khuyến khích hỗ trợ không thu hồi vốn cho nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng mía bằng cơ giới hoá trong khâu làm đất, rạch hàng, trồng mới và chăm sóc hơn 1.000 ha mía với mức chi phí 1,4 triệu đồng/ha. Đưa vào trồng các loại giống mới đã qua nhiều vụ khảo nghiệm thành công, năng suất luôn đạt ở mức trên 65 tấn mía cây/ha như QĐ93-159, B85, Mex105... Theo ông Nguyễn Tấn Cương - Giám đốc nhà máy, toàn bộ diện tích mía hơn 10.000 ha của đơn vị hợp đồng với nông dân sẽ được trồng bằng các loại gióng mới, khoảng 70% diện tích được thực hiện bằng cơ giới hoá trong khâu sản xuất.
Lợi thế của cây mía ở vùng Đông Trường Sơn của tỉnh Gia Lai đã được khẳng định, do vậy sự liên kết "4 nhà" cần được phát huy trên cơ sở đầu tư mở rộng diện tích và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, năng suất mía bình quân cuả toàn vùng ở mức khoảng 55 - 60 tấn/ha, trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng lên - đó là sự cam kết của "4 nhà" cùng hợp lực (Agroviet, 2009).