Thu nhập hàng năm 1000đ 32.462,

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

III. Tổng tiền thuê đất/ năm 1000đ 3

B. Thu nhập hàng năm 1000đ 32.462,

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra).

Qua bảng 4.8 số liệu điều tra thì ta thấy hộ liên kết với diện tích bình quân của các hộ cho thuê là 0,143 ha/hộ, tiền nhận được trong vòng 10 năm 14.700 nghìn đồng( trung bình mỗi năm họ nhận được 1.430 nghìn đồng). Số thóc trả hàng năm được quy thành tiền một năm bình quân một hộ nhận được 3904 nghìn đồng( giá thóc được tính theo vụ 10 năm 2014). Thu nhập bình quân hàng năm của hộ là 32.462,6 nghìn đồng tăng gấp 2-2,5 lần so với lúc hộ dân chưa cho thuê đất. Điều đó cho thấy, họ không phải lo đầu vào để sản xuất, lo bán ra,

lo rủi ro thời tiết, sâu bệnh mang lại và không phải tốn sức lao động mà hàng năm họ vẫn được nhận khoản tiền cho thuê cố định trong 10 năm. Đó là cái lợi ích có được của các hộ liên kết. Ngoài ra, họ được ưu tiên làm lao động cho Công ty, tính theo ngày công, họ không phải đi làm ăn xa, có thời gian chăm sóc gia đình, giảm tệ nạn xã hội xảy ra.

Với số tiền trả trước 10 năm, bình quân nông dân nhận được một khoản tiền 14.300 nghìn đồng, một số hộ sử dụng tiền này để đầu tư kinh doanh, một số hộ trả nợ, dùng để sửa nhà, gửi ngân hàng ...

Lợi ích mang lại cho hộ liên kết đầu tiền về thu nhập của họ tăng lên và cao hơn so với các hộ không liên kết. Vậy thu nhập của hộ liên kết so với hộ không liên kết chênh lệch bao nhiêu? Qua bảng 4.9 so sánh thu nhập của 2 nhóm hộ.

Bảng 4.9 So sánh thu nhập bình quân giữa hộ tham gia liên kết với không liên kết. ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Hộ liên kết Hộ không liên kết So sánh Trồng mía Trồng lúa LK- không LK trồng mía LK- không LK trồng lúa 1.Thu nhập /sào/năm 3.904 3.427,2 2.146,8 476,8 1.757,2 2.Thu nhập /LĐ/ năm 28.558,6 24.498,9 24.440,0 4.059,7 4.118,6 3. Thu nhập /hộ/năm 32.462,6 27.926,1 26.586,8 4.536,5 5.875,8

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra).

Qua bảng 4.9 từ kết quả điều tra số liệu, nhìn chung thu nhập của hộ liên kết cao hơn hộ không liên kết.

- Thu nhập của hộ liên kết so với hộ không liên kết mà trồng mía: Thu nhập hộ liên kết là 32.462,6 nghìn đồng cao hơn so với hộ trồng mía là 4.536,5 nghìn đồng( gấp 1,16 lần), MI/sào/năm hộ liên kết thấp hơn hộ trồng mía 476,8 nghìn

đồng vì các hộ liên kết không phải lo đầu vào sản xuất, không lo rủi ro trong quá trình sản xuất, hàng năm nhận tiền thuê đất của Công ty cố định nên thu nhập của hộ liên kết kém hơn hộ trồng mía. Thu nhập/lao động hộ liên kết cao hơn so với hộ không liên kết trồng mía là 4.059,7 nghìn đồng vì các hộ liên kết được ưu tiên làm lao động ở Công ty, giúp có việc làm trong lúc nhàn rỗi, còn hộ không liên kết trồng mía lao động chủ yếu làm việc trồng mía gia đình, hoặc làm thêm ở ngoài nhưng không ổn định.

- Thu nhập hộ liên kết so với hộ không liên kết trồng lúa. Tổng thu nhập /hộ/ năm của hộ liên kết cao gấp 1,22 lần so với hộ trồng lúa trong đó: Thu nhập/ sào/ năm của hộ liên kết cao gấp 1,81 lần so với hộ trồng lúa vì hộ trồng lúa ở xã Vân sơn ở đây chất lượng lúa kém hiệu quả do đất không màu mỡ, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, truyền thống nên thu nhập từ lúa cả năm trừ đi tất cả các khoản chi phí có 2.046,8 nghìn đồng/năm thấp. Thu nhập/ lao động/ năm của hộ liên kết cao hơn so với hộ trồng lúa là 4.118,6 nghìn đồng(gấp 1,16 lần) do các hộ liên kết được Công ty ưu tiên hơn về lao động, ngoài tiền họ nhận được từ tiền Công ty trả trước 10 năm để đầu cho sản xuất ngành nghề khác, trả tiền nợ, họ còn được tiền công lao động của Công ty ổn định, không phải đi làm ăn xa.

Qua đó ta thấy được sự hiệu quả của việc liên kết giúp cho thu nhập/ sào của hộ tăng lên 3 đến 5 triệu đồng so với hộ chưa liên kết. Thu nhập ổn định, lãi suất cao so với các cây trồng khác như lúa, mía và rau màu thông thường từ 1,16 đến 1,22 lần.

Lợi ích xã hội

Việc hộ dân tham gia liên kết bằng hình thức cho Công ty thuê đất, Công ty đã tạo việc làm cho nông dân trong toàn xã, giải phóng lao động nông nghiệp bằng thủ công, đơn giản, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích. Xóa bỏ tập quán sản xuất nhỏ lẻ mô hình kinh tế hộ sang sản xuất tập

trung tích tụ ruộng đất ,cơ giới hóa đồng ruộng theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, mở rộng ngành nghề dịch vụ thương mại theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, tạo điều kiện cho các lao động nhàn rỗi sang làm các ngành nghề khác tăng thu nhập cho người dân. Giúp giảm tỉ lệ hộ nghèo, trong năm 2014 đã có 24 hộ gia đình rút đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Bảng 4.10 Tình hình hộ nông dân được làm thêm ở Công ty trong toàn xã Vân Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013Năm 2014 13/12Tốc độ phát triển (%)14/13 BQ

Số hộ làm thuê cho Công ty Hộ 84 85 88 101,2 103,5 102,8 Tổng số lao động Người 190 200 220 105,3 110 107,6

- Nam Người 95 90 105 94,7 116,7 105,1

- Nữ Người 95 100 115 105,3 110,04 107,6

(Nguồn: Từ UBND xã Vân sơn).

Qua bảng 4.10 ta thấy số hộ của toàn xã Vân Sơn được làm thêm cho Công ty tăng đều qua các năm, năm 2012 có 84 hộ được thuê làm lao động cho Công ty đến năm 2014 tăng 88 hộ ( tăng 1,04 lần), với tốc độ phát triển bình quân là 2,8% do việc làm ở Công ty nhàn rỗi hơn, có thu nhập ổn định, cao hơn, mà diện tích đất trồng lúa thu hẹp ngoài năm 2013 bị bảo, lũ lụt, bọ hung phá hoại, nông dân chặt trộm mía...vì vậy, Công ty phối hợp địa phương cách chống ngập úng, tăng người bảo vệ ruộng mía nên càng ngày có nhiều hộ tham gia lao động hơn. Tổng số lao động làm thêm cho Công ty đều tăng thêm qua các năm, năm 2012 có 190 người đến năm 2014 có 220 người (tăng 30 người), với tốc độ phát triển bình quân là 7,6 % qua 3 năm. Số lao động nam từ 95 người năm 2012 đến 105 người năm 2014, số lao động nữ 95 người năm 2012 đến năm 2014 là 115 người.

Năm 2014 số hộ tham gia cho Công ty thuê đất 490 hộ nhưng có 88 hộ tham gia làm lao động cho Công ty , còn 402 hộ sau khi cho Công ty thuê đất, có nhiều hộ dùng số tiền Công ty trả trước 10 năm chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, buôn bán, một số hộ đi làm xa. Vấn đề đặt ra là giải quyết việc làm cho

số lao động của các hộ còn lại tham gia chương trình sản xuất của Công ty là khoảng 850 người, Công ty sẽ phối hợp cùng với chính quyền Huyện, xã Vân Sơn du nhập một số ngành nghề mới và tổ chức một số ngành nghề.

Bảng 4.11 Lợi ích về việc làm của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ liên kết Hộ không liên kết Chung Hộ trồng mía Hộ trồng lúa 1. Số lao động/hộ Người/hộ 2,6 2,2 2,1 2.41 2. BQ lao động /hộ Người/hộ 0,6 0,13 0,2 1,03

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)