Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất mía nguyên liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 29)

2.1.5.1 Đặc điểm kỹ thuật của cây mía

a. Mía là cây cần nóng ẩm và biên độ nhiệt lớn

Mía là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên nó cần nóng ẩm và sợ băng giá. Mía là cây nhiệt đới ưa nhiệt độ cao, ánh sang đầy đủ, mưa nhiều. Trong điều kiện khí hậu thích hợp thì cây mía cho sản phẩm cuối cùng có hiệu quả nhất. Nhiệt độ thích hợp cho cây mía từ 250C – 260C. Vận dụng tốt các đặc điểm trên phù hợp với thời tiêt từng vùng là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao nhất, ít tốn kém nhất.

Mía là cây trồng nhiệt đới, nhạy cảm với ánh sang và đòi hỏi cao về ánh sang. Số giờ nắng tối thiểu trong năm là 1200 giờ, tốt nhất trên 2000 giờ.

c. Đất đai

Tiêu chuẩn đất trông mía tốt như sau: - Đất có nguồn gốc núi lửa hoặc phù sa mới - Đất thịt, thịt pha cát, kết cấu xốp, giữ nước tốt - Tầng canh tác dày 0,7 -0,8m

d. Nhu cầu dinh dưỡng

Một mùa vụ mía có năng suất 100 tấn/ha lấy từ đất 200kg N, 85 kg P2O5, 420kg K2O. Trung bình 1 tấn mía cần 1 kg N, 0,5-0,7 kg P2O5, 1,5-2 kg K2O.

e. Các thời kỳ sinh trưởng chính của cây mía

 Thời kỳ nảy mầm: Tính từ khi đặt hom đến khi kết thúc nảy mầm, thường từ 30 đến 60 ngày.

 Thời kỳ đẻ nhánh: Tính từ khi bắt đầu đẻ nhánh đến khi kết thúc đẻ. Thời kỳ này thường kéo dài 25 đến 35 ngày. Nhiệt độ càng cao thì thời kỳ này càng rút ngắn.  Thời kỳ vươn cao: Đây là thời kỳ dài nhất và quan trọng nhất, là thời kỳ quyết

định năng suất. Thời kỳ này kéo dài từ 7-9 tháng. Bố trí thời kỳ này sao cho trùng hợp với tháng có nhiệt độ cao ( trên 210 C), ánh sang đầy đủ là biện pháp quan trọng và rẻ tiền nhất tăng năng suất mía. Thời kỳ này càng dài càng có lợi cho năng suất mía.

 Thời kỳ chín công nghiệp: Thời kỳ này bắt đầu từ cuối thời kỳ vươn lên cho đến khi thu hoạch, hoặc đến khi hàm lượng đường trong thân giảm. Thời kỳ này đòi hỏi các điều kiện như thời tiết khô hanh, độ ẩm đất giảm, nhiệt độ giữa ngày và đêm càng lớn càng tốt.

 Thời kỳ chín sinh lý: Thời kỳ này có thể trùng hợp với thời kỳ chin công nghiệp, nó bắt đầu ra hoa và kết quả. Thời kỳ này thường kéo dài khoảng 50-60 ngày. Thời kỳ chin sinh lý hoàn toàn không có lợi cho sản xuất mía nguyên liệu chế biến đường.

2.1.5.2 Đặc điểm kinh tế

Công đoạn thu hoạch mía là vô cùng quan trọng vì nó liên quan tới độ đường và chất lượng mía, vì vậy người ta xác định độ chin mía. Càng đúng thời

gian mía chín hàm lượng đường trên mía mới đạt tiêu chuẩn, thường thì thời gian này vào vụ chế biến của nhà máy chế biến đường. Ở hầu hết các nước trồng mía trên thế giới mùa chế biến đường thường kéo dài trong vòng 6-7 tháng. Ở Việt Nam thu hoạch mía thường tập trung vào các tháng mùa khô(miền Nam), ít mưa, nhiệt độ thấp(miền Bắc).

Độ đường CCS ( Commercial cane Sugar Formula): là lượng đường mà công nghiệp chế biến có thể thu hồi được từ cây mía qua quá trình chế biến của nhà may đường. Độ đường CCS thường nhỏ hơn độ đường thực có trong cây mía trừ đi sự hao hụt trong chế biến. Sự hao hụt này phụ thuộc chủ yếu vào các tạp chất và tỷ lệ xơ của cây mía.

Một phần của tài liệu Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa công ty CP NCN DVTM vân sơn với nông dân tại xã vân sơn, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 29)