Tình hình hoạt động của DNNVV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại tp hồ chí minh (Trang 41 - 43)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa.

Trong cộng đồng DN Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…

Trong những năm gần đây, do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính, suy thoái kinh tế thế giới cùng với những yếu kém vốn có của nền kinh tế nước ta đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp DNVVN nói riêng. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2002 nước

ta có 63.000 doanh nghiệp thì từ khi có Luật doanh nghiệp đến nay tăng lên 694.000 doanh nghiệp, nhưng tính đến ngày 31/12/2012 chỉ còn 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong số đó có 2/3 không thể lớn lên nổi, thậm chí có xu hướng nhỏ đi nhât là trong điều kiện hiện nay. Cụ thể là: 44,7% doanh nghiệp giữ nguyên quy mô nhỏ trong 10 năm qua; 18,2% quay trở lại quy mô siêu nhỏ (thụt lùi) chỉ có 8,74% doanh nhiệp có quy mô nhỏ phát triển thành doanh nghiệp có quy mô vừa, và chỉ có 6,55% thành quy mô lớn; 38,7% doanh nghiệp vừa đã chuyển thành doanh nghiệp nhỏ, thậm chí 5,12% thành doanh nghiêp siêu nhỏ; từ năm 2002 đến 2011 chỉ có 27% doanh nghiêp vừa lớn lên thành doanh nghiêp quy mô lớn; trong số khoảng 100.000 doanh nghiêp phá sản và ngừng hoat động tỷ lệ rơi vào DNVVN chiếm khá nhiều ... Đánh giá thực trạng đó đối với DNVVN có nhiều nguyên nhân từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, song số liệu về doanh nghiệp giải thể, phá sản đã phản ánh mức độ khó khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay.

Thành phố Hồ Chí Minh một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Theo báo cáo của Cục Thống kê TP. HCM, kết thúc quý I năm 2013, số lượng các doanh nghiệp “chết” trên địa bàn TP. HCM tăng đột biến, lên tới 4.982 doanh nghiệp, chiếm gần 40% tổng số doanh nghiệp phá sản trên cả nước. Trong số đó, các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp đơn phá sản chiếm nhiều nhất. Riêng doanh nghiệp tư nhân có số lượng giải thể cao hơn hẳn số doanh nghiệp mới thành lập và tái hoạt động trong kỳ. tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên TP.HCM lên 137.723 doanh nghiệp. Các DNNVV ở Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Có thể khái quát vai trò của DNNVV như sau:

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa

thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 45%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh

hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.

Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô

nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh

nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt

cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại tp hồ chí minh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)